Mẹ bầu sắp bước qua được phân nửa
của ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù nhìn bề ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là đang
mang bầu, nhưng tuần thứ 5 của thai kỳ, bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và
tai. Và còn rất nhiều phát triển nữa diễn ra trong tuần này, hãy cũng tìm hiểu
nhé.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể trạng
- Bạn có thể sẽ bị táo bón, do
hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các
cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già và làm nó hoạt động chậm lại. Để khắc phục tình trạng
này, bạn cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của
mình.
- Bạn sẽ tiếp tục có các triệu chứng
như ở tuần trước. Cảm giác nhờn nhợn, không thể chịu nổi một số món ăn, tình trạng
nôn mửa và thậm chí là nóng trong ngực có thể xuất hiện trong suốt cả ngày.
- Bạn có cảm giác phải nuốt nước
miếng liên tục, gần như là phải cần đeo một cái yếm, nhưng thực ra thì chưa đến
mức như vậy. Hãy luôn cẩn thận giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi đánh răng hay vệ
sinh lưỡi, nhớ không nên để bản chải hay dụng cụ đi quá xa vào phía cổ họng, vì
phản xạ ở vùng này của bạn bây giờ có thể rất nhạy cảm, có thể gây ra những cơn
nhợn.
- Bạn có thể bị nổi nhiều mụn như
thể là quay trở lại tuổi dậy thì. Hiện tượng này đơn giản là do ảnh hưởng của
các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể khi bạn mang thai 5 tuần.
- Bạn có thể luôn cảm thấy nóng bức
và muốn cởi phăng quần áo ra ngay khi có cơ hội. Điều này là do sự gia tăng lượng
máu cũng như các hormone trong cơ thể phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ.
- Bạn có thể cảm thấy phần bụng
có vẻ “dày” lên mặc dù phải đến sau tuần thứ 12 thì tử cung mới được nâng lên
khỏi vùng xương chậu của bạn. Một số bà bầu thì lên cân trong ba tháng đầu,
trong khi một số khác lại giảm cân, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào từng cá
nhân.
- Bạn có thể cảm thấy thực sự mệt
mỏi, và cho dù có ngủ nhiều cũng không làm cho hết mệt được. Đây là một triệu
chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy nhiên vào cuối giai đoạn
này thì sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường.
b. Những thay đổi về cảm xúc
- Cảm xúc không có thay đổi gì lớn
trong tuần này. Khi nhìn hình thức thì bạn vẫn có thể cảm thấy chưa tin được rằng
mình đang có bầu, mà chỉ có thể dựa vào các triệu chứng mình đang có.
- Nếu bạn có những người bạn đang
muốn và cố gắng thụ thai nhưng vẫn chưa thành công, tự nhiên bạn lại có cảm
giác có lỗi với họ. Trong trường hợp này, bạn có thể tế nhị với những cảm giác
của họ, nhưng cũng không nên cố gắng kiềm chế niềm hứng khởi của riêng mình.
- Tuần này, bạn có thể bắt đầu nhận
ra thực tế của việc có thai. Bạn bắt đầu lo lắng về việc làm cha mẹ và việc
nuôi nấng một đứa trẻ từ bé xíu cho đến lúc trưởng thành. Chúng tôi khuyên bạn
nên chỉ giải quyết từng vấn đề một tại mỗi thời điểm, đừng lo lắng quá xa, và
hãy tự tin vào khả năng của mình. Nếu được thì hãy giải tỏa bằng cách nói chuyện,
tâm sự với mẹ của bạn, hoặc với ai đó đã từng có con và có thể đã có cùng cảm
xúc như bạn lúc này.
2. Những thay đổi của thai nhi
Tuần này những phần phía trên đầu
tiếp tục hình thành. Mũi, tai, và môi sẽ được tạo lập trong tuần này. Tim của
bé đã bắt đầu đập 100 – 160 nhịp/phút và máu huyết bắt đầu lưu thông. Phần lớn
sự phát triển trong tuần này tập trung vào não bộ với sự hình thành các tế bào
não một cách nhanh chóng. Hệ bài tiết hình thành ở tuần trước, các quả trận đã
nằm chắc chắn ở những vị trí chỉ định nhưng chưa thực hiện các chức năng liên
quan.
Sự thay đổi của bé theo từng ngày
trong tuần thai thứ 5:
Ngày thứ 29: Tim bé dần ổn định
và đập bình thường để lưu thông máu huyết
Ngày thứ 30: Sự phát triển nhanh
chóng của não bộ. Não bộ tư phân chia thành các phần riêng biệt
Ngày thứ 31: Thận đã nằm đúng vị
trí và chờ ngày hoạt động
Ngày thứ 32: Các chi phát triển mạnh
và bắt đầu có hình dạng rõ ràng hơn
Ngày thứ 33: Những bộ phận trên
khuôn mặt hình thành
Ngày thứ 34: Bộ phận sinh dục bắt
đầu hình thành. Chỉ một thời gian ngắn nữa bạn sẽ biết giới tính của em bé
Ngày thứ 35: Ở thời điểm này kích
thước của e bé đã đạt khoảng 0,6 cm. Bé sẽ lớn nhanh thôi!
3. Lời khuyên cho tuần này
- Bạn nên hẹn lịch khám với nha
sĩ. Vệ sinh răng miệng kém và các bệnh về nướu có liên quan tới việc sinh non
cũng như một số rủi ro thai kỳ khác. Hãy trao đổi với nha sĩ về việc làm thế
nào để giữ vệ sinh răng miệng tốt nhất trong suốt thai kỳ. Và hãy luôn nhớ cho
biết bạn đang mang thai, vì chụp X-quang luôn có thể gây rủi ro tại bất kỳ giai
đoạn nào của thai kỳ.
- Nên cân nhắc việc ăn nhiều gừng
hơn. Nhiều người cho rằng bánh quy gừng, bia gừng hoặc kẹo gừng có thể giúp giải
quyết cảm giác buồn nôn. Nên chia nhỏ bữa ăn, và tránh để các bữa ăn cách nhau
quá lâu. Đừng lo lắng nếu bạn không thể chịu được trà hay cà phê vào giai đoạn
này. Rất nhiều chị em nói rằng đây là món đầu tiên trong rất nhiều món mà họ
không thích trong suốt thai kỳ. Thay vào đó, hãy thử trà thảo dược hoặc bạc hà,
hay đơn giản là nước lạnh.
- Hãy cất bớt các thức ăn vặt mặn
(nhiều muối) và thay vào đó các loại dùng để phết bánh mì. Số đông chị em hay
thèm mặn và chua vào thời điểm này, nhưng nếu cứ ăn vặt liên tục thì có thể còn
hơn một bữa ăn chính, mà lại không có nhiều dinh dưỡng. Thay vào đó, để ăn vặt,
bạn hãy chọn một món phết giàu vitamin nhóm B và có giá trị dinh dưỡng hơn là
chỉ đường mà thôi.
- Bạn cũng sẽ muốn tiếp tục hoặc
bắt đầu một thói quen tập thể dục. Tập thể dục làm tăng lực, phát triển sức mạnh
của bạn và giúp cơ thể bạn đáp ứng được nhu cầu vật chất của thai kỳ. Bạn cũng
cần phải quản lý trọng lượng của mình trong suốt thời kỳ mang thai để tránh những
tác động xấu lên thai nhi. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp bạn ngăn ngừa một số
chứng đau nhức của thai kỳ cũng như chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những khó chịu
khi sinh con.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Sign up here with your email