Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Ngứa khi mang thai

Bắt đầu thời kỳ thai nghén, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi và hệ miễn dịch yếu đi. Kéo theo đó là hoàng loạt những triệu chứng khiến cơ thể mẹ khó chịu như: sốt, đau bụng, trĩ .. và một tỏng những triệu chứng thường gặp đó là bị ngứa. Bị ngứa khi mang thai hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó lại khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu.


Ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai

1. Nguyên nhân dẫn đến việc bị ngứa

- Do sự gia tăng hormone estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất sau khi sinh.
- Mẹ bầu có tiền sử da khô, da nhạy cảm và khi ăn một số loại thức ăn gây dị ứng thì càng trở nên nặng hơn
- Một số bà bầu bị chứng ứ mật ở trong gan ( mật hoặt động kém) có thể dẫn đến bị khô da và ngứa. Bệnh này có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: biếng ăn, buồn nôn, vàng da, mệt mỏi.
- Bị viêm nang lông: mẹ bầu rất có thể bị triệu chứng này ở gần cuối thai kỳ, lỗ chân lông có sần mủ và ngứa.
- Quá trình mang thai khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến hiện tượng rạn da. Đặc biệt là ở vùng bụng, dùi, ngực..gây ngứa ở những vết rạn.



Rạn da gây ngứa ở vụng bụng, ngực, đùi


- Viêm da bọng nước: thường ở những tuần 20 và 21 của thai kỳ, mẹ bắt đầu xuất hiện những bọng nước nhỏ li ti ở rốn, đùi, sau đó có thể lan ra ở bàn tay, bàn chân, lưng..
- Ngứa ở hậu môn do bị trĩ: trĩ là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ có tiền sử bị bệnh trĩ càng có nguy cơ mắc lại bệnh này. Đi kèm với ngứa mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đi vệ sinh, táo bón, đau rát, nặng có thể là đi ra máu.
- Thời tiết nắng nóng đễ đổ mồ hôi dẫn đến dễ bị rôm sảy, đặc biệt ở những vùng có nếp gấp như dưới vú, bụng, bẹn, cổ, sau gáy, nách..
- Ngứa do bị viêm nhiễm phụ khoa. Cũng như bệnh trĩ, viêm nhiễm phụ khoa là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai do hocmore thay đổi. Nếu mẹ bị viêm nhiễn nặng rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
- Bị mắc các bệnh tình dục:  đây là triệu chứng nặng hơn viêm nhiễm phụ khoa. Mẹ bầu bị ngứa ở vùng kín, có thể bị đau rát khi đi tiểu. Một số bệnh như sùi mào gà, lậu, giang mai vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của em bé.

2. Ngứa ảnh hưởng đến mẹ và bé

Trường hợp không nguy hiểm:

Mẹ mắc phải những triệu chứng ngứa thông thường như: rạn da, da khô, thay đổi hocmore đều không có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc bị ngứa sẽ khiến cho bà bầu vô cùng khó chịu, gãi liên tục sẽ làm tổn thương đến bề mặt da gây mất thẩm mĩ rất nhiều.

Trường hợp nguy hiểm

Mẹ bầu bị các bệnh liên quan đến phụ khoa: bị viêm nhiễm nặng hoặc bị các bệnh liên quan đến đường tình dục rất nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến thai lưu, dọa sảy, ra máu và có thể gây dị tật cho em bé. Vậy nên, cần hết sức chú ý những triệu chứng đi kèm khi bị ngứa lúc mang thai



Viêm nhiễm phụ khoa nặng hoặc các bệnh về đường tình dục rất nguy hiểm cho thai nhi




3. Ngăn ngừa  việc bị ngứa khi có bầu

Mẹ bầu cần tắm rửa sạch sẽ hằng ngày , hạn chế dùng hóa chất bôi trực tiếp lên da, đặc biệt là vùng da bị ngứa.  Có thể sử dụng một số loại dầu mát xa thiên nhiên để làm giảm bớt các cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng trước đó.
Đối với việc bị ranh da do tăng cân quá nhanh bà bầu có thể bôi thêm kem vitamin E, chống rạn da để thoa lên vùng da khó chịu. Khi xoa ở vùng bụng dưới hay bầu ngực, massage nhẹ nhàng, không tác động mạnh dễ kích thích co bóp tử cung.
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm mồ hôi.
Có thể sử dụng khăn mát hoặc đá chườm lạnh để giảm thiểu các cơn ngứa
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh lạm dụng các dung dịch về sinh phụ nữ có độ PH cao sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp mẹ viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, hoặc các bệnh về đường tình dục cần được đi khám bác sĩ ngay và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.



Masage nhẹ nhàng bằng một số loại kem trị rạn da


4. Một số phương pháp trị ngứa hiệu quả 

Tắm lá chè xanh: chè xanh được sử dụng vô cùng rộng rãi ở Việt Nam. Lá có thể đun hoặc pha lên để uống rất tốt cho cơ thể giúp mát gan, giải nhiệt và chống ung thư. Ngoài ra lá chè có tính sát khuẩn rất tốt. Có thể đun lên để tắm để giảm bớt ngứa khi mang thai vô cùng hiệu quả.

Lá khế: tương tự như đối với lá chè xanh, mẹ bầu cũng đun lên và lấy nước tắm. Giảm bớt nguy cơ bị ngứa, viêm da, viêm lỗ chân lông.



Lá khế trị ngứa hiệu quả và an toàn cho bà bầu

Chè vằng: Vị ngọt chát, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thu liễm, sát trùng, băng xe. Dùng chè xanh chống lại hăm kẽ khá tốt. Cách dùng: lấy 20 gr lá chè xanh, đun sôi với 1 lít nước. Dùng khăn thấm nước còn ấm, lau rửa vào vùng hăm kẽ. Ngày rửa 2 lần, sau đó để da khô thoáng. Tắm rửa như vậy chừng 3 ngày đối với các chứng ngứa da hăm kẽ ở háng, cổ, nách của trẻ nhỏ sẽ tiêu biến.



Previous
Next Post »

Bản đồ