Tư vấn sử dụng củ gai an thai

MANG THAI TUẦN THỨ 6


Mang thai tuần thứ 6, bé đã bắt đầu có tay và chân. Kích thước của bé đã tăng gấp đôi kể từ tuần trước và tử cung của mẹ cũng đã tăng gấp đôi trong 5 tuần vừa qua. Đây là thời điểm khá đặc biệt - chỉ thêm 6 tuần nữa thôi là bạn đã trải qua hết giai đoạn 1.
MANG THAI TUẦN THỨ 6

1. Những thay đổi của mẹ bầu

a. Những thay đổi về mặt thể trạng

- Bụng của bạn sẽ lớn hơn một chút
- Chứng buồn nôn có thể vẫn còn. Người ta ước tính đến khoảng 70-80% phụ nữ bị buồn nôn ở một mức độ nào đó trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cố gắng tránh bỏ lỡ các bữa ăn để phòng tình trạng hạ đường huyết, và nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa. Không cần thiết phải ép mình ăn món gì đó chỉ vì nghĩ là nó tốt.
- Lúc này, cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể trở nên rõ nét hơn. Nó thậm chí có thể tệ hơn mỗi khi bạn ăn no hoặc khi bạn mắc tiểu. Về mặt hình thức thì vẫn chưa thấy dấu hiệu bạn mang thai vì bụng của bạn nhìn gần như là bình thường.
- Bạn có thể cảm thấy khu vực vòng eo có vẻ dày lên hơn bình thường. Mặc dù vẫn chưa đến lúc để mặc áo bầu, nhưng bạn vẫn nên chọn những chiếc quần có thắt lưng co giãn, hoặc váy áo phù hợp.
- Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn trong tuần này. Có ngày bạn còn có thể cảm thấy như chưa được ngủ chút nào, hoặc ngủ vẫn chưa đủ. Bạn chỉ ước ao cho nhanh tới ban đêm để lại được leo lên giường. Hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ hoặc ngủ trưa, vì nó sẽ rất có ích cho bạn trong việc lấy lại sức.
- Từ tuần thứ 6 trở đi, bạn có thể cảm nhận chút đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai bạn chưa từng bị. Khi này, đau lưng thường là do áp lực từ tử cung đang lớn dần của bạn tác động lên cột sống phía dưới. Những cơn đau lưng sẽ đến rồi đi trong suốt thai kỳ, do tác động của hàm lượng hormone đang không ngừng gia tăng trong cơ thể bạn.

b. Những thay đổi về cảm xúc

- Vào thời điểm này, có những lúc bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai, cứ như tất cả là do mình tưởng tượng ra vậy. Có thể bạn vẫn chưa đi khám bác sĩ nên chủ yếu là vẫn dựa vào các triệu chứng để tự thuyết phục mình. Hãy kiên nhẫn. Tuần thứ 6 này cũng quan trọng như bất kỳ tuần nào khác, và thai nhi của bạn đã phát triển rất nhiều trong 6 tuần qua kể từ khi bạn thụ thai.
- Bạn có thể cảm thấy buồn rầu và dễ nổi cáu, tính khí trở nên thất thường và đôi khi không chịu được một số người hay một số tình huống nào đó.
- Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về bé, về giới tính và thậm chí cả tên gọi của bé. Bạn nhận ra, những suy nghĩ về việc đứa bé sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của mình sẽ chiếm khá nhiều thời gian và tâm trí của bạn.

2. Sự phát triển của thai nhi

Vào khoảng tuần thứ 6, não và hệ thần kinh của bé phát triển nhanh chóng. Túi thị giác – nơi sau này sẽ hình thành mắt – tuần này sẽ phát triển bên trên đầu và một đường nhỏ sẽ hình thành bên trong tai. Trái tim nhỏ bé bắt đầu đập và có thể nhận ra khi bạn đi siêu âm. Hệ tiêu hóa và hô hấp cũng đang hình thành. Tay và chân cũng đã bắt đầu xuất hiện trong tuần này. Nếu tính từ đỉnh đầu cho đến mông thì bé đã được khoảng từ 2 – 5mm rồi.
Ngày thứ 36: Tay và chân của em bé bắt đầu dài ra và bắt đầu phân biệt được đâu là chân, đâu là tay.
Ngày thứ 37: Những cử động yếu ớt ban đầu của bé xuất hiện trong ngày thứ 37. Sẽ sớm thôi, bạn sẽ cảm nhận được một sự sống bên trong cơ thể của mình cử động một cách mạnh mẽ
Ngày thứ 38: Phần tay hình thành ở ngày thứ 36 bắt đầu phân chia thành ngón nhưng chỉ là những phân chia sơ khai, chưa hình thành những ngón riêng biệt.
Ngày thứ 39: Túi thị giác được hình thành và những thành phần khác của mắt sẽ hình thành vào những ngày tiếp theo.
Ngày thứ 40: Não và hệ thần kinh của bé phát triển một cách nhanh chóng. Kích thước não bây giờ có thể lớn hơn 25% so với những ngày trước.
Ngày thứ 41: Trên khuôn mặt, một bộ phận trong hệ hô hấp bắt đầu có những phát triển sơ khai. Đó chính là mũi.
Ngày thứ 42: Đầu gối, bắp đùi và hình dáng của một cái chân bắt đầu hoàn thiện hơn trong ngày này.

3. Lời khuyên cho tuần này

- Nên chọn áo ngực thoải mái hơn phù hợp với vòng một đang lớn lên của bạn. Tuy nhiên vẫn còn sớm để mặc áo ngực bà bầu hay loại áo cho con bú.
- Hãy cân nhắc việc mua một chiếc gối hỗ trợ dành cho bà bầu để sử dung luôn cho đến khi bạn sinh bé. Loại gối hình chữ nhật, dài, sẽ có thể hỗ trợ tuyệt vời cho chiếc bụng ngày càng to ra của bạn, và giúp giảm thiểu các cơn đau lưng.
- Hãy tìm hiểu kỹ để chọn bác sĩ để chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho bạn trong suốt thai kỳ. Bạn nên trao đổi thêm với những người thân, người bạn đã từng có con; đọc thêm những thông tin bạn cần tham khảo, và bàn bạc với chồng để anh ấy cùng đưa ra ý kiến quyết định.
- Trong suốt chu kỳ mang thai, bạn cần tránh xa chất kích thích và những công việc nặng nhọc. Thay vào đó là một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để bạn và con luôn an toàn và khỏe mạnh.





Previous
Next Post »

Bản đồ