Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Mang thai tháng thứ 4

Mang thai tháng thứ 4 là thời khắc khá quan trọng để quyết định sự phát triển khỏa mạnh của thai nhi. Ốm nghén, cảm giác lạ lẫm lần đầu mang thai cũng tan biến. Vì vậy, đôi khi bạn quên mất chế độ sinh hoạt lý tưởng mà mình đang theo đuổi. Đừng lơ là chứ bà bầu ơi!
thai nhi 17 tuần tuổi
thai nhi 17 tuần tuổi

I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.

1. Sự thay đổi về sinh lý

- Thông thường, khi thai phụ mang thai đến tháng thứ 4, bụng đã bắt đầu nhô ra rõ rệt, đó là do tử cung đã to gần bằng đầu của một đứa trẻ. Dù là tử cung đã căng ra nhưng khi thai phụ ở trạng thái tĩnh, áp lực trong bụng vẫn hoàn toàn bình thường.
- Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú to ra rõ rệt, quầng vú đen thẫm.
- Nguy cơ sẩy thai đã giảm, nhưng hiện tượng huyết trắng, cảm giác nặng bụng và tiểu nhiều vẫn còn. Vết nám do mang thai cũng bắt đầu rõ hơn, cần tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt.
- Phản ứng mang thai dần biến mất, khẩu vị cũng khá hơn.

2. Hiện trạng của bạn

- Tử cung được cung cấp máu nhiều gấp 5 lần trước khi có thai để nuôi dưỡng bé.
- Thận của bạn phải lọc thêm 25% lượng máu.
- Nhịp tim tăng, và thể tích tăng thêm 30 – 50% so với trước đây.
- Bạn có thể tăng thêm từ 2,5 – 4,5 kg.

3. Cách xử trí

- Quần áo chật: đừng cố mặc đồ chật, bạn hãy chuẩn bị sắm đồ đạc rộng hơn ngay từ bây giờ.
- Giữ sự linh hoạt: Hãy tập thể dục đều đặn ngay từ bây giờ để duy trì sức khỏe khi người bạn to ra, có thể tham dự một lớp thể dục tiền sản phù hợp. Bạn cũng có thể tự tập bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe tại chổ.
- Táo bón: Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để ngăn ngừa tình trạng này.
- Ghi nhận triệu chứng: Ghi lại tất cả các triệu chứng để hỏi bác sĩ khi đi khám thai. Nếu bạn không ghi lại thì rất dễ quên.

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI.

1. Tuần thai 13

Bé có sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu,  có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ xung não, cơ mặt của bé có thể thể hiện một số biểu hiện nét mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối xung quanh bé, quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Bạn có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái qua hình ảnh siêu âm.

2. Tuần thai 14

 Ở tuần thai thứ 14, bé dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái táo và nặng chừng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển. Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng.

3. Tuần thai 15

Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển thêm chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng. Lúc này, ước chừng bé đã lớn bằng một quả bơ, dài 11,5cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 100gr. Chân bé đã phát triển hơn nhiều, đầu lộ rõ hơn và đôi mắt đã dịch chuyển gần về phía trước. Hai tai bé cũng dần chuyển tới vị trí cuối cùng. Mô da đầu đã bắt đầu hình thành nhưng tóc vẫn chưa mọc ra. Móng chân của bé cũng đã bắt đầu dài thêm.

4. Tuần thai 16

 Trong giai đoạn này của quá trình phát triển thai kỳ, khung xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm thành dạng xương, và dây rốn nối kết sự sống của bé qua nhau thai đang phát triển mạnh mẽ và dày dặn hơn. Ở tuần thai thứ 16, bé nặng khoảng 140g và dài cỡ 13cm từ chóp đầu đến mông. Bé có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.

III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 4.

1. Chế độ dinh dưỡng.

- Thai nhi đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt là xương và răng nên cần một lượng lớn canxi. Thai phụ phải tăng cường hấp thu canxi để tăng cường lượng canxi tích trữ trong cơ thể, đáp ứng nhu cầu của thai nhi.
- Phải chú ý ăn nhiều cá, trứng, hạnh nhân, vừng, thịt nạt,... Uống 500 – 600 ml sữa mỗi ngày là cách tốt nhất để bổ sung canxi.
- Cùng với tốc độ phát triển nhanh của thai nhi, thai phụ phải tăng cường hấp thu protein mỗi ngày.
- Mang thai ở thời kỳ giữa rất dễ bị thiếu máu, thai phụ cần phải chú ý bổ sung thêm chất sắt.
- Trong giai đoạn này, việc hấp thu chất xơ là rất quan trọng. Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.
- Trong giai đoạn mang thai ở thời kỳ giữa, cảm giác thèm ăn tương đối mạnh, nhưng thai phụ phải khống chế lượng ăn vào cho hợp lý, không quên theo dõi và khống chế thể trọng của mình. Thể trọng tăng quá nhanh sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, thể trọng mỗi tuần nên tăng khoảng 300 – 400g, không nên vượt quá 500g.

2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập.

- Nghỉ ngơi:
 Lên kế hoạch một kỳ nghỉ ngơi lãng mạn ngay cả khi bạn ở nhà. Khi bé con chào đời, sẽ rất khó để bạn và chồng có một chuyến du lịch cuối tuần cùng nhau. Đừng bỏ lỡ cơ hội này để dành thời gian nhóm lên những lãng mạn. Và cũng đừng trì hoãn lâu vì trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai, bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi và đau nhức để đi đâu đó. Nếu bạn không thể đi xa, hãy lên kế hoạch cho những hoạt động cả hai có thể cùng nhau tận hưởng bữa tối tại nhà hàng yêu thích hoặc một bộ phim hay chẳng hạn.
- Luyện tập:
Các mẹ nên tập thể dục đều đặn ngay từ bây giờ để duy trì sức khỏe khi người bạn to ra, có thể tham dự một lớp thể dục tiền sản phù hợp. Bà bầu mang thai tháng thứ 4 cũng có thể tự tập bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe tại chổ.

3. Điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 1.

- Trong giai đoạn mang thai ở thời kì giữa, thai phụ cần phải tăng cường chế độ dinh dưỡng nhưng không được chỉ ăn thịt cá mà bỏ qua những thức ăn chính. Cần phải chọn gạo và bột mì đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, tăng cường dinh dưỡng nhưng vẫn phải chú ý không được để thể trọng tăng quá nhanh, phải chú trọng chất và cân bằng trong ăn uống chứ không phải là lượng thức ăn.
- Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, phải thường xuyên đứng dậy vận động. Khi đứng dậy hoặc ngồi xuống, tránh khom lưng, ngồi quá thả lỏng hoặc ngồi trên ghế không có chỗ tựa; tránh ngủ giường quá mềm, như thế mới giảm hoặc tránh được hiện tượng đau lưng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mang thai tháng thứ 5

Mang thai tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 9


Previous
Next Post »

Bản đồ