Tư vấn sử dụng củ gai an thai

MANG THAI TUẦN THỨ 4


Mang thai tuầnthứ 4 đánh dấu bào thai đã được 1 tháng tuổi. Một tháng trôi qua chưa có thay đổi nhiều trong quá trình phát triển của thai kỳ nhưng cũng có những chuyển biến tích cực.



Sự thay đổi của mẹ bầu

Những thay đổi về thể trạng

- Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng tương tự như tuần trước, chỉ là ở mức độ nặng hơn. Bạn có thể bị nôn nhiều hơn, nhạy cảm hơn với mùi, mệt mỏi hơn và nói chung là cảm thấy mất năng lượng. Hãy kiên nhẫn và đừng cố chống lại quy luật tự nhiên.
- Bạn có thể sẽ cảm thấy rất mệt hay nói cách khác, giống như đói lả đi vậy. Một số phụ nữ lúc này bắt đầu có cảm giác thèm ăn, thậm chí thèm các món mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến. Các loại thịt, cá và hải sản, trái cây, thậm chí là nước đá viên để nhai, là một số món có thể kể ra ở đây. Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thông tin để biết lý do vì sao cảm giác thèm ăn lại phổ biến ở giai đoạn này nhé.
- Ngực và núm vú của bạn có thể mỗi lúc càng trở nên nhạy cảm hơn. Có thể nhìn thấy xuất hiện màu xanh trên ngực, là do các tĩnh mạch bên trong đang căng lên, và ngực có thể tăng kích thước với tốc độ khá nhanh trong giai đoạn này. Đầu ngực có thể chuyển màu sậm hơn, và lúc này bạn nên bắt đầu chọn một chiếc áo ngực tạo sự thoải mái tối đa cho mình.
- Bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nếu nó quá nhiều, có mùi hôi, và làm bạn ngứa ngáy thì nên đi bác sĩ để kiểm tra. Nhiễm nấm là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ khi lượng hormone đang tăng lên nhanh chóng, và có những thay đổi từ hệ khuẩn cũng như độ Ph trong môi trường âm đạo. 
- Bạn có thể cảm thấy như cần phải nuốt nước bọt nhiều hơn. Một số phụ nữ có thai thấy cơ thể sản xuất nước bọt nhiều hơn bình thường, do vậy họ phải liên tục nuốt. Điều này là hoàn toàn bình thường và nó sẽ ổn vào những tuần sau đó.
- Một số thì than phiền đau đầu từ khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Nếu bạn bị như vậy, cố gắng đừng uống thuốc, hãy giải quyết bằng cách khác, như nằm xuống nghỉ ngơi, ăn món gì đó tốt cho sức khỏe, tăng cường lượng nước cho cơ thể, hoặc đi tắm nước ấm. Massage da đầu vào lúc này có thể sẽ rất hiệu quả.
- Nếu bạn đã từng có con rồi thì ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy như quần áo của mình bỗng chật chội hơn ở vùng thắt lưng và vòng ngực. Đây không phải là do kích cỡ của thai nhi tăng, vì lúc này thai nhi vẫn còn đang ẩn thấp dưới vùng chậu của bạn, mà chỉ là do sự to lên chung của cơ thể bạn.

Những thay đổi về cảm xúc

- Với nhiều phụ nữ thì đây có thể là một thời gian thú vị nhất về cảm xúc. Thực tế đã rõ là họ đang có thai, họ cũng đã nhận ra là cần phải bỏ một số thú vui thường ngày của mình. Hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy là những thói quen mang lại nguy cơ, đặc biệt là trong khi mang thai. Bây giờ là thời gian để dừng lại, khi thai nhi đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.
- Bạn vẫn có thể cảm thấy một chút lo âu mỗi khi vào phòng tắm. Dù đã trễ kinh vài tuần và đã xác nhận có thai, bạn có thể vẫn lo lắng về khả năng sẩy thai. Đây là một mối lo khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu (hoặc giai đoạn 1) của thai kỳ.
- Bạn có thể đang rất muốn hét to lên khoe với mọi người, nhưng cũng lưỡng lự vì e ngại trường hợp không may bị sẩy thai. Hãy trao đổi với ông xã của bạn về việc khi nào sẽ là thời điểm thích hợp cho cả hai để khoe với mọi người về tin vui này.

Những thay đổi ở em bé

Tuần thứ 4 là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ. Đầu tuần này, thai nhi vẫn còn rất bé, phần đầu vẫn phình to. Nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi tứ chi sẽ dần hình thành. Ngay cả trong giấc ngủ của bà mẹ, thai nhi vẫn từ từ lớn lên. Những hệ cơ quan được hình thành ở tuần trước như: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa dần hoàn thiện. Điều đặc biệt ở tuần này là hệ bài tiết được hình thành sau bước sơ khai ở tuần trước. Xương, răng,…dần được tạo lập. Điểm chú ý là màng ối và noãn hoàng tạo ra để bảo vệ bào thai nhỏ bé. Các màng ối đầy nước ối sẽ bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển. Noãn hoàng sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai thay thế vị trí đó.
Ngày thứ 22: Hệ thống mạch máu sơ khai được hình thành
Ngày thứ 23: Màng ối, noãn hoàng và nhau thai đang dần hình thành để bảo vệ bào thai
Ngày thứ 24: Thai nhi phát triển khá nhanh nhưng vẫn còn rất bé
Ngày thứ 25: Hệ thần kinh của bào thai phát triển và dần hình thành não bộ
Ngày thứ 26: Mặc dù khuôn mặt chưa được rõ ràng nhưng mắt và tai sẽ hình thành trong ngày 24 này
Ngày thứ 27: Mô xương trên cơ thể dần hình thành và khung xương được tạo lập
Ngày thứ 28: Thai nhi nằm trọn trong túi noãn hoàng và noãn hoàng sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai thay thế vị trí đó.

Lời khuyên cho tuần này

- Chọn một bác sĩ sản khoa uy tín và đặt lịch hẹn khám. Ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết. Bạn nên tìm hiểu về bệnh lý của gia đình hai bên. Bác sĩ sẽ hỏi để biết về các bệnh mãn tính hoặc những bất thường di truyền trong gia đình.
- Hãy dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong túi của bạn. Bánh snack, bánh quy ngọt, và nước có thể sẽ rất cần thiết để đối phó với cơn buồn nôn.
- Đừng quên dự trữ bao ni-lon hay hộp đựng đề phòng trường hợp bạn bị nôn. Không nên cảm thấy xấu hổ nếu bạn bị trước mặt người khác. Nhiều người cũng đã từng trải qua giai đoạn này và nó sẽ không nên kéo dài quá lâu.
- Trong tuần này, bạn cần tránh bất kỳ các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay nói chung là bất kỳ thói quen nào có tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi. Tuần thứ 4 là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.
- Không nên lo lắng nếu bạn bị giảm cân trong tuần này. Tình trạng khó chịu và nôn mửa có thể dẫn đến giảm cân và bạn sẽ có nhiều thời gian để lấy lại trọng lượng, và còn phát triển to hơn nữa trong những tuần sau của thai kỳ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Previous
Next Post »

Bản đồ