Tháng này vẫn là thời kì dễ bị sẩy thai, vì sự kết hợp
giữa lông tơ và nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, phải cẩn thận khi
làm bất cứ chuyện gì. Bụng thai phụ sẽ xuất hiện đường đen giữa bụng, bắt đầu
giảm buồn và đi tiểu thường xuyên.
"Mẹ và con, tuy hai mà một", thời điểm
mang thai tháng thứ 3, bà bầu đã quen với lý thuyết quan trọng này. Từ ăn, uống
đến ngủ, nghỉ, tất cả đều hướng về một mục tiêu chung: Duy trì thai kỳ khỏe mạnh
để an tâm đón bé yêu chào đời. Dù chỉ chút lơ là thôi, sẽ ảnh hưởng không tốt
cho cả mẹ lẫn bé.
1. Sự thay đổi về sinh lý
- Khi mang thai được 12 tuần tử cung đã to bằng nắm
tay.
- Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm
màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc
hơn.
- Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu
chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào.
- Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai
phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích.
- Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ
mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm
nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.
2. Hiện trạng của bạn
- Bánh nhau bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ sản xuất nội
tiết tố để hỗ trợ cho thai. Do vậy, nguy cơ sẩy thai có giảm đi.
- Một đường sậm màu, gọi là đường đen, xuất hiện dọc
giữa bụng do ảnh hưởng của nội tiết tố, và sẽ phai đi sau khi sinh.
- Trên mặt xuất hiện những vết sậm màu gọi là rám da
và cũng sẽ phai đi sau sinh.
- Tử cung to bằng trái bưởi.
3. Cách xử trí
- Chảy máu nướu: Đây là hậu quả của sự thay đổi nội
tiết tố. Tránh chải răng quá mạnh, nhưng phải luôn giữ vệ sinh răng miệng thật
tốt.
- Đi tiểu thường xuyên: Khi tiểu hãy nghiêng người tới
trước để nước tiểu ra hết, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng đi tiểu lắt nhắt.
Đừng hạn chế uống nước, vì lúc mang thai bạn cần nhiều nước hơn bình thường.
- Ngực nở lớn: Mua vài chiếc áo ngực loại tốt và cần
mặc đúng cách.
- Các triệu chứng da: Lượng nội tiết tố gia tăng có
thể sinh mụn trứng cá. Hãy rửa mặt thường xuyên, ăn nhiều rau quả tươi và uống
nhiều nước.
II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI THÁNG THỨ 3.
1. Tuần 9:
Mặc dù chỉ lớn bằng một trái quất , khoảng hơn 2,5cm một chút từ chóp đầu đến mông và nặng chưa đến 7g, bé hiện đã hoàn thành phần quan trọng nhất trong sự phát triển của mình. Đây là khởi đầu của giai đoạn bào thai, khi các mô và cơ quan trong cơ thể của bé phát triển và trưởng thành nhanh chóng.2. Tuần 10:
Vào tuần thai thứ 10, bé dài khoảng 4cm và đã phát triển gần đầy đủ. Tay bé sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm, những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.3. Tuần 11:
Trong tuần thai thứ 11 này, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, ngón chân co lại, cơ mắt nhắm chặt, miệng của bé sẽ làm những động tác như đang mút. Nếu bạn chèn ép bụng mình, bé sẽ vặn mình để phản ứng lại dù bạn không cảm nhận được. Ruột của bé phát triển rất nhanh, lồi ra ở phần rốn, bây giờ sẽ bắt đầu được sắp xếp vào trong khoang bụng của bé. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.4. Tuần 12:
Ngón tay nhỏ xíu của bé đã hình thành các dấu vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng hiện rõ qua làn da mỏng manh, cơ thể bắt đầu phát triển kích thước tương ứng so với phần đầu, hiện tại đầu chỉ chiếm một phần ba kích thước cơ thể của bé. Nếu là một bé gái, bây giờ đã có hơn 2 triệu quả trứng trong buồng trứng của bé. Bé dài khoảng 7,6cm và nặng gần 28g.III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 3.
1. Chế độ dinh dưỡng.
- Tiếp tục bổ sung vitamin, đặc biệt là axit folic,
chất không thể thiếu trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ của bạn. Mỗi ngày bổ sung
khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) để giúp ngăn ngừa các nguy cơ dị tật
bẩm sinh cho thai nhi. Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể kê toa uống
viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày. Sắt,
đạm, canxi, vitamin D, C cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển
bình thường của bé cưng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm
giàu chất xơ và ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nhé!
- Nhiệt lượng hấp thu mỗi ngày trong giai đoạn đầu
mang thai phải nhiều hơn so với trước khi mang thai khoảng 150kcal. Nhiệt lượng
này bằng khoảng một bát cơm. Vì vậy, trong thời kỳ đầu, thai phụ cũng không cần
phải ăn quá nhiều, nhưng cần phải vạch ra kế hoạch ăn uống cân bằng, hợp lý, đặc
biệt là phải bảo đảm lượng protein hấp thu vào.
- Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa để giảm tác động của
ốm nghén. Nếu Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt.
Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và
không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
- Có thể giảm bớt tác động của nghén bằng cách ăn ít
một theo kiểu nhấm nháp, nếu uống sữa nên đổ thìa, và sữa để lạnh sẽ ít gây
nôn. Do tiết nhiều nước bọt và cảm giác đắng miệng thì nên ăn các loại bánh hút
nước như bánh mì, bánh xốp. Các loại thịt cá nên chế biến dạng ruốc xé nhạt (tự
làm) 1-2 lạng để ăn vã ít một và liên tục cho đến khi hết, ăn trái cây nhiều
hơn.
- Thức ăn nên tránh:
+ Không ăn một
số hải sản như: cua, rong biển, ba ba…vì nó có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại
có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi ở thời kì đầu.
+ Không ăn thức
ăn có tính nóng như: thịt dê, thịt chó, vải, nhãn, hạnh nhân…vì có thể làm cho
nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng lên, trở ngại cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai.
+ Không ăn những
thức ăn như: mộc nhĩ đen, sơn trà, ý dĩ nhân, vì thí nghiệm dược lí đã chứng
minh, ý dĩ nhân có tác dụng hưng phấn tới tử cung, thúc đẩy tử cung thu hẹp lại
và có nguy cơ sảy thai.
+ Không ăn
quá nhiều các đồ ăn cay như: ớt, mù tạt, cà ri… vì có thể gây ra hiện tượng sảy
thai, đẻ non. Không ăn thức ăn lạnh, vì thức làm kích thích tràng vị và dẫn đến
đi ngoài.
+ Không ăn thức
ăn lạnh, vì thức làm kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài.
2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Phụ nữ mang thai không nên hoạt động và vận động
thể thao quá mạnh; tránh mệt mỏi; tránh những động tác như cúi gập lưng, hay đè
lên bụng. Phải đặc biệt chú ý khi mang vật nặng, khi lên, xuống cầu thang, ngồi
nhặt đồ, đứng lâu, đi giày cao gót khoảng 3cm trở lên, khiêu vũ; tránh làm việc
trong môi trường nước; phải luôn giữ ấm phần bụng, đặc biệt là khi ngủ…
3. Chú ý kiểm tra trọng lượng cơ thể
Thai phụ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng của
mình. Lưu ý, không nên cân vào lúc vừa ăn no, vì như vậy sẽ cho kết quả không
chuẩn xác. Nếu thấy trọng lượng tăng quá nhanh hoặc quá chậm thì thai phụ cần
có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hoặc đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân.
4. Điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 3.
- Tháng này vẫn thuộc giai đoạn dễ sẩy thai nên vẫn
phải tránh những hoạt động có thể gây sẩy thai và vẫn không thể quan hệ tình dục.
- Không được sử dụng thuốc tuỳ tiện. Những loại thuốc
dưới đây có thể gây nguy hại cho thai phụ ở thời kì đầu: thuốc cảm, thuốc điều
trị lao, thuốc ngủ, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu viêm, thuốc lợi tiểu…. Nhưng điều
này không có nghĩa là phải cố chịu đựng khi cơ thể cảm thấy khó chịu, mà phải
nhanh chóng đến bệnh viện và nói rõ tình hình mang thai cho bác sĩ biết để bác
sĩ cho thuốc hoặc áp dụng những biện pháp điều trị khác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan:
Mang thai tháng thứ 4
Mang thai tháng thứ 5
Mang thai tháng thứ 6
Mang thai tháng thứ 7
Mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 9
Sign up here with your email