Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Mang thai tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 6 là thời kỳ rất quan trọng lúc này thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Thời điểm này thai nhi đã dần hoàn thiện mắt mũi chính vì thế các Bà Bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn trông sẽ nặng nề hơn trước rất nhiều. Da sẽ khô hơn và những vết rạn cũng bắt đầu khiến bạn bực mình.
Mang thai tháng thứ 6

I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.

1. Sự thay đổi về sinh lý

- Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên thai phụ có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt…
- Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên thai phụ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

2. Hiện trạng của bạn

- Đáy tử cung đã lên cao khỏi rốn.
- Bạn có thể nhận biết được chân hay tay của bé khi bé chòi đạp.
- Bộ ngực rất đau do sự thay đổi nội tiết tố để chuẩn bị cho con bú.
- Nước bị giữ lại trong cơ thể, cặp đùi và phần trên to ra.
- Bạn thường xuyên thấy nóng trong người.

3. Cách xử trí

- Nhiễm khuẩn đường tiểu: Phụ nữ mang thai thường mắc loại bệnh nhiễm khuẩn này. Để phòng bệnh, bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 8 – 10 ly. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.
- Khó tiêu: Progesterone làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả: thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn nên làm bạn khó chịu. Tránh ăn quá no một lần, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên.
- Khô mắt: Triệu chứng khô mắt bắt đầu xuất hiện thường xuyên từ giữa thai kỳ. Bạn sẽ cảm thấy mắt bị khô và khó chịu trước ánh sáng, nhất là khi bạn dùng kính áp tròng. Bạn chỉ nên dùng loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho thai phụ.

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI.

1. Tuần thai thứ 21

Từ tuần thứ 21 của quá trình mang thai, với kích thước khoảng 28cm và nặng gần 450g, bé đang bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Môi, mí mắt và lông mày của bé đã trở nên rõ ràng hơn và bé thậm chí phát triển những chồi răng tí hon bên dưới lợi. Đôi mắt của bé đã hình thành nhưng tròng mắt vẫn thiếu sắc tố.
Nếu có thể quan sát bên trong tử cung, bạn có thể nhận thấy lông tơ phủ kín người bé và những nếp nhăn sâu hiện trên bề mặt da cho đến khi được lấp đầy bởi lớp mỡ đệm dưới da. Ở trong bụng bé, tuyến tụy đang phát triển đều đặn cho vai trò tạo một số nội tiết tố quan trọng.

2. Tuần thai thứ 22

Thời điểm này trong quá trình phát triển của thai kỳ bạn nên bật nhạc lên và lắc lư theo giai điệu. Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được điệu nhảy của bạn. Bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một quả xoài. Bạn có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.

3. Tuần thai thứ 23

Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600g, cỡ một quả bắp ngô lớn. Bé tăng thêm khoảng 110g so với tuần trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên.
Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm thay đổi.

4. Tuần thai thứ 24

Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân, bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g.  Thai nhi không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 6

1. Chế độ dinh dưỡng

- Chúc mừng mẹ bầu, đến cuối tháng này, bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường. Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.
- Ăn nhiều chất có hàm lượng chất sắt cao như động vật, thịt nạc , thịt bò, các loại đậu và rau củ quả….
- Tăng cường ăn đồ nóng, gạo, ngũ cốc, đậu đỏ , đậu xanh
- Sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu canxi, photpho, i ốt, kẽm như các lọai cá, tép, tôm khô, đậu tương, đậu hủ, trứng gà, mấm mèo, rau cải, xương đầu động vật, thịt nạc…
- Cung cấp đầy đủ lượng mỡ chủ yếu là từ dầu thực vật như dầu rau cải, dầu đậu nành, dầu vừng…. hoặc bạn có thể sử dụng 1 ít mỡ động vật
- Tăng cường ăn uống nên ăn từ 4 đến 5 bữa 1 ngày, tăng cường ăn đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập

- Nghỉ ngơi:
Bụng đã bắt đầu lớn, ngực đã bắt đầu to dần lên và việc chuẩn bị một áo ngực rộng và quần áo dành cho mẹ bầu là điều cần làm lúc này. Hãy nghỉ ngơi hợp lí để con bạn phát triển bình thường nhé.
Trong suốt chu kỳ mang thai, bạn cần tránh xa chất kích thích và những công việc nặng nhọc. Thay vào đó là một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để bạn và con luôn an toàn và khỏe mạnh nhé!
- Luyện tập:
Thể thao là việc bạn nên duy trì đều đặn trong suốt thai kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh. Khi mang thai tháng thứ 6, các bài tập kegel là một lựa chọn thông minh dành cho các mẹ. Bài tập này sẽ giúp bạn chuyện sinh nở của bạn trở nên dễ dàng hơn. Không cần nhiều, chỉ từ 2- 3 phút mỗi ngày và vùng cơ chậu của bạn đã sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới rồi.

3. Kiểm tra tiểu đường thai kì

- Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung của bạn đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”,  tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.
- Tiểu đường nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ khó sinh thường hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là bạn bị tiểu đường thai kỳ, mà bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để biết chắc chắn.

4. Những điều cần tránh

- Bắt đầu từ tháng này, thai phụ phải đặc biệt chú ý đến cử động của mình, tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động. Cố gắng tránh không nên cầm vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng. Ngoài ra, không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.
- Tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.
- Tránh để cho cơ thể bị lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Trong giai đoạn này phải chú ý giữ ấm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 9


Previous
Next Post »

Bản đồ