Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Mang thai tháng thứ 2

Bước vào giai đoạn mang thai tháng thứ 2 của thai kỳ, bà bầu bắt đầu "vật vã" với những cơn ốm nghén mệt mỏi và khó chịu. Để tình trạng này thuyên giảm, chỉ cần điều chỉnh đôi chút về dinh dưỡng, luyện tập, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
mang thai thang thu 2


I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.

1. Sự thay đổi về sinh lý

- Kinh nguyệt bị ngưng lại. Vì vậy, nếu có xuất huyết âm đạo, dù chỉ một lượng rất nhỏ cũng phải đến bệnh viện để kiểm tra.
- Phần lớn thai phụ bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,... nhưng vẫn có một số thai phụ lại không hề có bất cứ phản ứng nào.
- Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
- Thần kinh của thai phụ trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần thường bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,...
- Thân nhiệt của thai phụ tương đối cao (cao hơn người bình thường khoảng 0,2oC). Tình trạng này có thể kéo dài đến tuần thứ 15. Khi kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, nếu phát hiện thân nhiệt tụt xuống hoặc phản ứng mang thai của mình đột nhiên chấm dứt, thì có khả năng bị sẩy thai. Thai phụ cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

2. Hiện trạng của bạn

- Ngực lớn và nhạy cảm hơn trước.
- Tốc độ chuyển hóa tăng khoảng 10 – 25%.
- Trọng lượng cơ thể tăng từ 0,9 – 1,4 kg. Trong đó, thai chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại là do tử cung to lên và bánh nhau đang hình thành.

3. Cách xử trí

- Nếu phải đi làm việc xa bạn nên thay đổi thời gian đi về để tránh giờ cao điểm vì lúc đó bạn dễ bị căng thẳng và kiệt sức.
- Thay đổi tính tình, nếu bạn cảm thấy tính tình bị thay đổi thất thường, hãy trao đổi với chồng để anh ấy thông cảm. Đừng tạo nên hố ngăn cách giữa hai người.

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI THÁNG THỨ 2.

1. Tuần 5: 

Sự phát triển chính của tuần này là mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu và tay chân bé như những chồi non đang nhú ra. Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành. Lúc này, bé có kích thước của một hạt đậu nhỏ.

2. Tuần 6: 

Trong tuần này, bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và chân, trông khá giống những mái chèo. Thật ra, bé vẫn chỉ được coi là một phôi thai và còn dấu tích của một cái đuôi nhỏ, là phần nối dài của xương cụt. Cái đuôi sẽ biến mất trong vài tuần và đó là phần duy nhất sẽ nhỏ lại. Bé đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và dài hơn 1cm, gần bằng kích thước của một trái nho.

3. Tuần 7: 

Bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay có màng phát triển từ bàn tay và bàn chân của bé. Bé có mí mắt, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển và “đuôi” của bé dần biến mất. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai. Bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính là trai hay gái. Bé có kích thước của một hạt đậu ngự và đang liên tục phát triển và thay đổi, mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận được.

4. Tuần 8:

 Thành viên mới của gia đình đã dài khoảng 2,5cm, cỡ một quả nho Mỹ và nặng chỉ vài gram. Hình hài của bé phát triển đầy đủ hơn. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo. Những phát triển trong tuần này: tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn ngăn, và các van tim bắt đầu hình thành. Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình. Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé trong vài tuần tới. Đôi mắt của bé đã hình thành đầy đủ nhưng mí mắt vẫn đóng chặt cho đến 27 tuần tuổi. Bé có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi định hình rõ hơn. Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 2.

1. Chế độ dinh dưỡng.

- Ốm nghén là một trong những nỗi lo lắng của bà bầu trong khoảng thời gian này. Có người còn nghén đến nỗi chẳng thể ăn được gì và cân nặng từ đó cứ “thả dốc không phanh”. Bạn thường xuyên nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi và sợ ăn tất cả mọi thứ. Hầu hết các mẹ đều trải qua giai đoạn này trong khi mang thai, thậm chí có người còn nghén tới tận tháng thứ 9 của thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên chia những bữa ăn hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ.
- Trong giai đoạn này, mỗi thai phụ sẽ có phản ứng mang thai ở các mức độ khác nhau, ăn uống đúng cách có thể làm giảm bớt phản ứng mang thai. Ăn bánh quy hoặc bánh mì vào mỗi buổi sáng, ăn ít nhưng nhiều lần, nên ăn những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa. Uống một ít sữa, uống nước vừa đủ vì uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm phản ứng mang thai càng nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế ăn những món ăn có nhiều chất kích thích, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh tiếp xúc với khói dầu chiên xào, các món ăn như cháo đậu xanh, cà rốt chua ngọt, canh chua trứng,... thường có tác dụng tốt đối với phản ứng mang thai bình thường. Đồng thời, thai phụ cũng nên thay đổi thói quen ăn uống của mình một chút, giải phóng mình ra khỏi áp lực không ăn không được, khi muốn ăn thì cứ ăn thoải mái, như thế sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, giảm bớt cơn buồn nôn.
- Trong giai đoạn này cần tiếp tục bổ sung vitamin B11, cố gắng ăn nhiều rau lá xanh. Bổ sung vitamin E vì vitamin E có tác dụng phòng ngừa sẩy thai rất hiệu quả. Vitamin E có chứa trong bắp, các loại ngũ cốc, rau lá xanh, bông cải, cà chua, hạch đào,... Thai phụ nên ăn nhiều những loại thức ăn này.
- Bổ sung protein. Những thay đổi trong cơ thể thai phụ, lượng máu tăng, khả năng miễn dịch của cơ thể đều cần protein. Trong thời gian mang thai, lượng protein hấp thu mỗi ngày phải cao hơn so với trước khimang thai khoảng 50g.
- Những năm gần đây, theo nghiên cứu của các chuyên gia, thức ăn và thuốc có vị chua là một trong những nhân tố gây ra thai dị hình. Bởi vì, phần lớn thực phẩm có axit có thể làm giảm độ kiềm trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều thức ăn có chứa axit, có vị chua.
– Không nên lạm dụng thuốc dinh dưỡng.
– Không dùng thuốc chống nôn và các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Để khắc phục tình trạng buồn nôn và không muốn ăn…, thai phụ có thể dùng một lượng vitamin B6 thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý: không uống nhiều, hoặc dùng một lượng lớn trong một thời gian dài, tránh gây nhiễm độc, ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập.

- Nghỉ ngơi.
3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian dễ bị sảy thai nhất, vì vậy thời kỳ này thai phụ cần hết sức thận trọng và chú ý đến các vấn đề về dưỡng thai. Ở giai đoạn này rất dễ bị sảy thai, vì vậy thai phụ cần chú ý tránh:
+ Các hoạt động phải cúi nhiều.
+ Không nên đứng quá lâu khi làm việc.
+ Hạn chế đi xa bằng tàu, xe…
+ Người chồng nên san sẻ bớt công việc để vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Kiêng quan hệ tình dục để đề phòng bị động thai và sảy thai 
- Luyện tập.
Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập lý tưởng cho các mẹ bầu trong giai đoạn này. Nó sẽ không khiến bạn quá mệt mỏi. Một lưu ý nhỏ là bạn nên thảo luận sớm với bác sĩ của mình về kế hoạchtập luyện trong lúc mang thai để chắc chắn mình nhận được những lời khuyên hữu ích.

3. Dự đoán thời kỳ sinh nở

Dự đoán chính xác được ngày sinh nở, bạn sẽ có sự chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khỏe, tinh thần và vật chất để chào đón bé. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện khám thai để các bác sĩ chuyên khoa tính toán và cho bạn biết ngày dự sinh chính xác nhất.

4. Những điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 2

- Dân gian thường có thói quen dùng những thức ăn có vị chua để giảm bớt cơn nôn nghén, thậm chí dùng những thuốc có tính axit để ngăn chặn cơn nôn. Đây là cách làm không đúng đắn. Hấp thu các chất có tính axit trong thời gian dài không những làm cho thai phụ dễ mắc một số bệnh nào đó mà còn ảnh hưởng đên sự phát triển của thai nhi.
- Để tránh mắc một số bệnh do nhiễm khuẩn, thai phụ không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, tránh tiếp xúc với động vật và người mắc bệnh truyền nhiễm. Thai phụ cần lưu ý đến vấn đề này trong suốt quá trình mang thai.
- Sinh hoạt không nên bất thường. Tuy thai phụ dễ cảm thấy mệt mỏi nhưng nên cố gắng duy trì nề nếp sinh hoạt, bảo đảm ngủ đủ giấc mỗi ngày. Như thế mới tạo trạng thái tốt nhất cho cơ thể.
- Tránh tắm quá lâu trong bồn nước nóng. Đây là giai đoạn hình thành và phân hóa các cơ quan trong cơ thể thai nhi, nên rất dễ bị dị dạng do ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Ngoài ra, thai phụ nên tắm vòi sen để giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo.
- Cố gắng tránh ở trong bức xạ của các thiết bị điện (ti vi, máy tính, bếp điện từ, lò vi ba) trong thời gian dài. Đặc biệt là không nên ngủ với mền điện.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mang thai tháng thứ 3

Mang thai tháng thứ 4

Mang thai tháng thứ 5

Mang thai tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 9




Previous
Next Post »

Bản đồ