Những khó chịu trong thai kỳ sẽ
tăng lên dần cùng với kích cỡ vòng bụng của bạn. Mang thai tháng thứ 8, chứng
đau lưng nhiều khi sẽ khiến mẹ trằn trọc mất ngủ cả đêm. Mẹ bầu nên làm gì để
thoải mái hơn nhỉ?
I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.
1. Sự thay đổi về sinh lý
- Tử cung to ra nhanh chóng, chiều
cao của tử cung khoảng 15 – 28 cm, bụng nhô ra rất rõ, rốn cũng lồi theo, động
tác ngày càng chậm, thai phụ rất dễ cảm thấy mệt mỏi. Một số triệu chứng ở thời
kì giữa như đau lưng, táo bón, sưng phù, giãn tĩnh mạch…có thể sẽ càng nghiêm
trọng hơn. Một số thai phụ có thể thường xuyên bị chuột rút.
- Tử cung chèn ép phổi gây khó thở.
Tử cung cũng ép dạ dày và tim nên thai phụ sẽ cảm thấy đau dạ dày, tức ngực. Những
điều này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ. Thai phụ thường khó ngủ, dù
là rất buồn ngủ, vì vậy, chất lượng của giấc ngủ không cao.
2. Hiện trạng của bạn
- Ban đêm bạn không còn ngủ ngon giấc
nên ban ngày bạn sẽ mau mệt.
- Bàng quang bị chèn ép làm bạn phải
thức dậy đi tiểu ít nhất một lần mỗi đêm. Có thể bạn bị són tiểu khi chạy, ho,
hắt hơi hay cười.
- Khung chậu đau do sức nặng của
thai, nhất là khi bạn đứng hoặc ngồi tréo chân.
3. Cách xử trí
- Vọp bẻ: Đừng hấp tấp; những động
tác đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ bị vọp bẻ và bạn dễ có cảm giác ngạt thở.
- Rạn da: Tình trạng này sẽ giảm
sau khi sinh xong, tuy nhiên bạn có thể dùng kem dưỡng da để giảm ngứa và giữ ẩm
cho da. Tuyệt đối không được gãi vào những chổ rạn da.
- Đau lưng: Đây là vấn đề thường gặp
trong những tuần cuối của thai kỳ. Hãy đứng thẳng, giữ khung chậu nằm trên trục
cơ thể và phân phối sức nặng đều lên toàn bộ hai bàn chân.
- Ợ nóng và khó tiêu: Nên chia bữa
ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn nhiều trái cây. Nếu được, nên tránh
những món ăn chứa nhiều hydrat cacbon, đường và mỡ. Ăn bữa chính sớm hơn trong
ngày.
II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI.
1. Tuần thai 29
Bé trong tuần thai thứ 29 đã nặng
khoảng 1,4kg tương đương một cái bắp cải lớn. Bé dài khoảng 40cm. Đang có hơn
0,8l nước ối bao quanh bé, nhưng khối nước này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn
lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung của bạn.
Thị lực của bé tiếp tục phát triển
dần. Ngay cả sau khi được sinh ra, bé vẫn sẽ ngủ nhiều trong ngày. Khi mở mắt,
bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực
– có nghĩa bé chỉ có thể thấy những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.
2. Tuần thai 30
Ở tuần thai thứ 30, bé dài hơn
40,6cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái dừa và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển.
Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu
trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.
Ở tuần thai thứ 30, bé dài hơn
40,6cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái dừa và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển.
Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu
trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.
3. Tuần thai 31
Trong tuần thai thứ 31, bé nặng khoảng
1,7kg, dài khoảng 42,5cm và chiếm nhiều không gian trong tử cung của bạn.
Bạn đang tăng gần 500g mỗi tuần, và
khoảng nửa số cân nặng ấy là của bé. Bé đang lớn lên để thích nghi sau khi rời
bụng mẹ. Và trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm số cân nặng bằng từ 1/3 đến
½ trọng lượng khi chào đời.
Bây giờ bé đã có móng chân, móng
tay, tóc và lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đang tròn trĩnh hơn. Bé chuẩn bị
chào đời.
4. Tuần thai 32
Vào tuần thai thứ 32, bé nặng hơn
1,8kg một chút và dài hơn 43cm, cỡ bằng một quả dứa. Bé không còn nhăn nheo và
khung xương cũng cứng cáp hơn.
Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào,
có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi
chào đời. Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh ra lớn đến nỗi nhiều
đứa trẻ sinh ra có chóp đầu nhọn hình nón.
Những xương này vẫn chưa khít hẳn lại
cho đến khi bé bước vào tuổi trưởng thành, để có thể tiếp tục phát triển cùng với
sự phát triển của não bé cũng như các mô khác trong suốt khoảng thời gian thơ ấu
và niên thiếu.
III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 8
1. Chế độ dinh dưỡng
- Thai càng lớn khiến tử cung đẩy
lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bạn bị hụt hơi và ợ nóng. Táo bón cũng
là một trong những nỗi khó chịu không tên làm phiền bạn trong giai đoạn này. Mẹ
có thể hạn chế bằng cách tăng cường thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn
quá nhiều trong cùng một bữa. Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ và ăn thường xuyên
hơn.
- Ngoài ra, mẹ vẫn phải đảm bảo
dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của mình. Tăng cường thực phẩm chứa sắt, canxi,
axit folic… nhưng phải cân bằng dinh dưỡng, chú ý việc hấp thu sắt, canxi,
protein, vitamin,... Hạn chế ăn muối, lượng muối hấp thu vào mỗi ngày chỉ nên
khoảng 8g. Do tử cung đè ép nên sẽ có hiện tượng đau dạ dày. Để giảm bớt triệu
chứng này, thai phụ nên ăn ít nhưng chia làm nhiều bữa và uống một ly sữa trước
khi ngủ.
- Tầm quan trọng của omega-3 trong
3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trường và phát triển trí
não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu
chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp
omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.
2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập
- Nghỉ ngơi:
Bạn có thể cảm thấy đau đau, thậm
chí tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Như nhiều mô khác trong cơ thể,
những mô ở cổ tay bạn có khả năng giữ nước, làm tăng áp lực lên ống xương cổ
tay.
Những dây thần kinh chạy qua đường ống
này có thể bị bó chặt, gây nên cảm giác tê cứng, ngứa ran, đau nhói hay đau âm ỉ.
Hãy thử đeo thanh nẹp để ổn định cổ tay hoặc kê cao tay lên gối khi ngủ. Nếu
công việc của bạn đòi hỏi phải vận động tay thường xuyên (chẳng hạn như trên
bàn phím hay trên dây chuyền lắp ráp), hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải
lao.
- Luyện tập:
Chỉ còn 1 tháng nữa bé cưng đã chào
đời nên những bài tập cần vận động nhiều sẽ không còn phụ hợp với bạn nữa. Bạn
chỉ nên tập những bài tập yoga nhẹ nhàng. Bài tập này sẽ giúp bạn thư giãn, thoải
mái. Đồng thời, cũng hỗ trợ khá nhiều cho quá trình sinh nở sắp tới của mẹ nữa
đấy!
Trước buổi tập khoảng 1 giờ, bạn
nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp
tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.
3. Những điều cần tránh
- Tránh những chuyến đi dài ngày
Khi đang mang thai tháng thứ 8, có
thể bà bầu sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào. Những dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện từ
từ. Để tránh những tình huống không lường trước, bà bầu nên tránh các chuyến đi
dài ngày.
-
Không ngồi một chỗ quá lâu
Dù bạn ở cơ quan hay ở nhà thì cũng
nên tránh ngồi một chỗ quá lâu. Việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các bà bầu
bị đau lưng, tạo áp lực lên bụng. Mẹ bầu nên nhớ thường xuyên đứng dậy và đi lại
nhẹ nhàng sẽ tốt cho thai nhi hơn.
- Tránh ồn ào
Những nơi ồn ào sẽ không tốt cho sức
khỏe của thai nhi. Bất cứu điều gì bạn nghe, nói đều có ảnh hưởng đến trẻ.
-
Tránh căng thẳng
Mẹ bầu bị căng thẳng sẽ không tốt
cho thai nhi chút nào. Hãy cố gắng để tinh thần luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Cảm xúc của bạn như thế nào thì thai nhi cũng vậy.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan:
Mang thai tháng thứ 9Sign up here with your email