Theo thống kê, có khoảng 50% bà bầu bị đau lưng khi mang thai, nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vùng bị đau thường nhất là vùng thắt lưng và khớp cùng chậu . Thông thường những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh.. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách nào giúp giảm đau lưng khi mang thai cho bà bầu?
Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng bắt đầu từ nửa tháng thứ hai của thai kỳ. Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong việc di chuyển làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng nếu biết áp dụng một số phương pháp làm giảm đau lưng thì tình trạng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
I . Nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu
Đau lưng khi mang thai thường xảy ra ở xương chậu nơi tiếp giáp với cột sống ở khớp cùng xương chậu. Có rất nhiều lý do xảy ra đau lưng tại vị trí trên. Dưới đây là một số nguyên nhân:
1.Do bệnh
Đôi khi chứng đau lưng ở bà bầu có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.
giam dau lung khi mang thai cho ba bau
Thay đổi Progesterone:
Việc thay đổi nội tiết tố trong “thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Progesterone hay hormone thai nghén khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão nên thỉnh thoảng nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng. Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Và có như thế thì khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ sau này thành công.
2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt.
Còn trong khoảng thời gian mang bầu, cơ bụng hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên, nên các cơ này trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng ở bà bầu. Một số bà bầu trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
3. Vị trí thai nhi
Vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây nên những cơn đau lưng ở bà bầu do vị trí của thai nhi . Khi mang bé yêu trong bụng, chính lưng bạn là đối tượng phải gánh tất cả trọng lượng của bé. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.. Để chịu được toàn bộ trọng lượng này, lưng của bà bầu bắt buộc phải cong về phía trước. Thai nhi càng phát triển, bụng mẹ bầu càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng mỏi hơn. Càng gần đến ngày sinh (khoảng từ tháng thứ 5 trở đi), những cơn đau lưng ở bà bầu sẽ ngày càng gia tăng và “tấn công” bà bầu vào lúc cuối ngày, khi cơ thể bà bầu đã mệt nhoài.
4. Ngồi sai tư thế
Bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể, cách ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau. Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.
II. Làm sao để hạn chế tình trang đau lưng khi mang thai
1. Hãy đừng ngại nhờ giúp đỡ, chẳng hạn
Khi đi mua sắm, thay vì xách giỏ thì bạn hãy dùng xe đẩy, nếu không có xe đẩy thì nhờ ai đó đi cùng xách giỏ giùm, nếu có thể thì đặt mua hàng online để bớt đi phần nào;
Những việc đòi hỏi phải cúi hay với, những việc bưng bê nặng nhọc tốt nhất hãy cũng nhờ người khác;
Không chỉ nhờ sự giúp đỡ của người khác, bản thân bạn cũng hãy tự tìm sự hỗ trợ từ các vật dụng thường ngày, chẳng hạn như dùng gối kê khi nằm;
Đi giày thoải mái, đế vững vàng và có quai để tránh bị trượt, lật chân. Tất nhiên bạn đã biết không nên đi giày cao gót, nhưng giày bệt cũng không phải là lựa chọn lý tưởng đâu nhé, theo các chuyên gia thì loại giày có gót một chút, tầm 3-5cm mới giữ cho cơ thể ở đúng tư thế tốt nhất;
Một loại trang phục khác cũng cần lựa chọn kỹ càng và đúng đắn đó là áo ngực - bạn cần bảo đảm mặc áo đúng loại, đúng cỡ, bảo đảm dây áo đủ rộng, cúp áo đủ to để tránh hằn vào người và có tác dụng hỗ trợ tốt nhất. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể tìm loại đai đặc biệt thiết kế cho phụ nữ mang thai giúp giảm gánh nặng trọng lượng của bụng lên lưng.
2. Luôn lưu ý đến tư thế
Hãy để ý đến tư thế ngồi của mình. Dù ở nhà, ở công ty hay bất cứ đâu, hãy đảm bảo chiếc ghế mà bạn sử dụng có chỗ dựa tốt - lưng thẳng, có tay dựa, đệm ngồi không quá lún. Lưu ý không ngồi vắt chân vì làm như vậy sẽ tác động lên vùng chậu và lưng của bạn, khiến tình trạng càng trầm trọng;
Khi dậy khỏi giường, bạn hãy lăn ra cạnh giường, chống tay để ngồi rồi mới từ từ đứng dậy;
Nếu bạn có con nhỏ, tuyệt đối tránh cúi người nhấc bé lên hay bế bé bên hông mình;
Tranh thủ nghỉ giải lao để vận động sau mỗi giờ vì ngồi hay đứng quá lâu đều khiến lưng bạn bị đau hơn, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đứng nhiều, hãy tìm cách kê một chiếc ghế thấp để gác luân phiên 1 chân lên, giảm áp lực vùng lưng dưới.
3. Hãy vận động
Nếu bạn có thói quen vận động đều đặn thì tốt quá, hãy duy trì việc này. Những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức chẳng hạn như đi bộ, giãn người có thể giúp cơ thể bạn dẻo dai, linh hoạt và đỡ đau; nhưng dù vậy cũng cần lưu ý đừng ép mình cố gắng quá sức, ngừng lại khi cảm thấy đau;
Đi bơi, tập các tư thế yoga phù hợp và tham gia các lớp thư giãn cơ thể khác cũng sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Và dù bạn tập bất cứ môn gì, hãy thông báo cho huấn luyện viên về việc bạn đang mang thai, cũng như bảo đảm nhớ uống nước ngụm nhỏ nhưng thường xuyên để tránh bị nóng quá.
4. Tìm cách thư giãn
Massage nhẹ nhàng có thể giảm đau lưng, nhưng tác dụng thường chỉ tạm thời. Tốt nhất việc massage nên giao cho người có kinh nghiệm, chuyên môn hoặc ít nhất là người thân của bạn đã được họ hướng dẫn, tránh massage quá mạnh tay, vô tình tác động đến những điểm có thể kích thích co thắt tử cung;
Dùng chai nước ấm (không phải nước nóng) hoặc túi chườm, hoặc bạn có thể ngâm khăn trong nước ấm có pha 2-3 giọt tinh dầu rồi đặt lên chỗ thắt lưng;
Thư giãn cơ thể trong nước ấm có pha không quá 2-3 giọt tinh dầu oải hưởng hoặc ngọc lan tây có thể giúp xoa dịu các cơ. Tuy nhiên, có người chia sẻ rằng tinh dầu oải hương chỉ nên dùng thỉnh thoảng trong tam cá nguyệt đầu tiên vì nó có thể kích thích co thắt;
5. Kiểm soát cân nặng
Hãy lưu ý kiểm soát cân nặng của mình, vì tăng cân càng nhiều, quá mức sẽ càng khổ cho cái lưng của bạn đấy nhé. Và nếu sau khi đã thử nhiều cách mà vẫn không thấy có tác dụng, bạn hãy đi khám để được giúp đỡ.
6. Mang giày bệt
Một số bà bầu chỉ cảm thấy thoải mái với giày bệt. Trong khi số khác lại cần gót cao một chút để giảm áp lực cho lưng. Nhìn chung, khi lưng bạn ngày càng có xu hướng thẳng ra thì giày gót cao sẽ góp phần làm tình trạng này thêm trầm trọng. Vì thế giày bệt sẽ hỗ trợ lưng tốt hơn.
7. Tránh nâng vật nặng
Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì bà bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bà bầu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.
8. Ngồi đúng
Khi bà bầu ngồi, hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D. Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng sẽ giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng.
9. Nghiêng hông
Cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng ở bà bầu. Nếu bị đau thắt lưng hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần sau mỗi 10 – 15 phút khi bạn ngồi. Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút sau mỗi 20 phút.
10. Biết giới hạn của mình
Cố gắng không nhấc những vật nặng. Nếu phải nhấc một vật gì đó hơi nặng, hãy nhấc một cách dứt khoát, đừng khom lưng gây căng thằng ở lưng
11. Mặc quần áo đúng kích cỡ
Mặc quần áo đúng kích cỡ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn và làm giảm áp lực lên vai và lồng ngực
12. Chú ý tới dáng điệu
Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn.
13. Massage
Các động tác massage dành cho lưng giúp lưng bà bầu thư giãn hơn. Bà bầu có thể liên hệ gói trị liệu dành riêng cho bà bầu tại để giảm các cơn đau lưng ở bà bầu.
14. Tập Yoga
Tập yoga cũng là cách để các bà bầu thư giãn hơi với các cơn đau lưng một cách hiệu quả tại nhà.
III. Những biện pháp khắc phục đau lưng khi mang thai
1. Chữa đau lưng từ ngải cứu
Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.
Cách làm:
- Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.
- Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.
- Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp
Đau lưng khi mang thai tháng đầu
2. Chữa đau lưng bằng lá ớt cay
Các bạn chuẩn bị: Lá ớt cay, một cốc rượu trắng, túi vải hoặc khăn mỏng.
Cách làm như sau:
- Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng.
- Thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp.
- Bọc lá ớt đã sao nóng với rượu trắng vào chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần.
- Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết.
- Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn đem lại hiệu quả.
Một bệnh lý khiến cơn đau lưng khi mang thai nặng hơn, các thai phụ cần đề phòng xem: thoái hóa cột sống
3. Chữa đau lưng khi mang thai tháng đầu bằng rượu gừng
Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.
Cách làm:
- Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày
- Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.
4. Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng như: sắt, canxi... vừa tốt cho bé yêu vừa giúp các bạn tránh đau lưng.
5. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu một tư thế và năng vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga và đi bộ.
6. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu
7. Kiểm soát cân nặng, không nên để trọng lượng tăng quá giới hạn cho phép
Đau lưng khi mang thai tháng đầu chỉ mới biểu hiện ở những triệu chứng nhẹ, đến những tháng tiếp theo, nhất là những tháng cuối của thai kì thì tình trạng này còn kéo dài và tăng lên đáng kể. Do đó các bà bầu nên thực hiện theo những cách chỉ dẫn trên để đảm bảo một cơ lưng tốt.
Sign up here with your email