Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Mang thai tháng thứ 7

Bạn đã thực sự bước vào giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: cơ thể bạn sẽ ngày càng nặng nề hơn, đồng thời hệ thống cơ quan của bé cũng hoàn thiện hơn nhiều.Bạn có thể đau xương sườn do thai ép lên, có thể đau  khi bạn bước đi. Trong tháng này bạn sẽ tăng cân nhiều hơn.
Mang thai tháng thứ 7

I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.

1. Sự thay đổi về sinh lý

- Tử cung to ra nên chiều cao của đáy tử cung có thể đạt từ 21 – 24cm; bụng trên đã nhô ra rõ rệt.
- Do bụng nhô về phía trước nên phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.
- Cơ tử cung bắt đầu nhạy cảm với những kích thích bên ngoài như dùng tay kích thích hơi mạnh vào bụng là tử cung đã hơi co thắt. Khi co thắt, áp lực trong tử không quá lớn (khoảng 2kPa) nên không gây đau, cũng không làm cho cổ tung mở ra, mà chỉ có cảm giác căng bụng, nếu sờ nhẹ lên bụng có thể cảm thấy bụng trở nên cứng. Thông thường, sau vài giây là hiện tượng này sẽ biến mất, nên không cần lo lắng.
- Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau.

2. Hiện trạng của bạn

- Từ bây giờ, bạn sẽ đến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để khám thai định kỳ cứ hai tuần một lần, sau đó tăng lên mỗi tuần một lần kể từ tuần thứ 36.
- Vú sẽ rỉ ra sữa non, tuy nhiên có người sau khi sinh con xong mới có sữa non.
- Có thể khó thở vì tử cung lớn ép lên cơ hoành và phổi.
- Có thể bị giãn tĩnh mạch do áp lực ở hai chân.

3. Cách xử trí

- Trĩ: Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Nếu chất sắt bổ sung làm bạn bị bón, đó thường là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trĩ, lúc đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tê chân: Triệu chứng này thường xảy ra, nhất là vào ban đêm. Duỗi thẳng chân, gập mắt cá và xoa bóp bắp chân. Tránh mang giày cao gót.
- Phù bàn tay, bàn chân: Không mang giày chật, nhất là vào buổi chiều và buổi tối. Vì đây là hai thời điểm thường bị phù nhiều nhất. Bạn nên tháo giày ra khi thấy nó bắt đầu chật.
- Giãn tĩnh mạch: Khi nằm nghỉ hoặc bất cứ khi nào thấy thuận tiện, hãy gác cao chân để cho nhẹ chân. Dùng vớ bó chân cũng có tác dụng tốt.

 II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI.

1. Tuần thai thứ 25

Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ khi hai bạn trò chuyện với nhau.
Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít ngụm không khí đầu tiên.
Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.

2. Tuần thai thứ 26

Ở tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900g (bằng cỡ một bông súp lơ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.
Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên bạn chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.

3. Tuần thai thứ 27

Vào tuần thai thứ 27, bé đã nặng chừng 1kg và dài hơn 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi. Với thị lực đã phát triển, bé có thể có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.

4. Tuần thai thứ 28

Ở tuần thai thứ 28, bé đã đạt trọng lượng 1,1kg và dài hơn 38cm. Đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Các cơ bắp vững chãi hơn. Phổi cũng đã có thể hít thở được không khí. Đặc biệt, bộ não bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, bạn sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt.
Thời điểm này xương của bé đang hấp thụ rất nhiều canxi, hãy nhớ uống sữa hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua…. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển thai kỳ, mỗi ngày bé cần khoảng 250mg canxi để hỗ trợ bộ xương phát triển cứng cáp!

III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 4.

1. Chế độ dinh dưỡng.

Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng:
-Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.
-Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.
-Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!
-Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.
- Theo thông tin các chuyên gia thai sản khuyên rằng các bà bầu mang thai tháng thứ 7 thì chế độ dinh dưỡng cũng gần giống như tháng thứ 6 các bà bầu không nên ăn nhiều mà chỉ nên dùng ít các món ăn có tính cay, nóng, mỡ nhiều sẽ làm gây khó khăn cho việc sinh nỡ, nướng hay rán gì nó sẽ làm cho các bà mẹ bị táo bón hoặc trĩ.

2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập.

- Nghỉ ngơi:
Thời gian này, việc massage da mặt vừa giúp máu lưu thông tốt vừa giúp bà bầu thư giãn để da khỏe và ít bị ảnh hưởng bởi quá trình mang thai. Da của bà bầu nhạy cảm hơn trước nhiều nên cần hạn chế sử dụng những sản phẩm tẩy mạnh. Với những người quá nhạy cảm, tốt nhất nên dùng các sản phẩm massage không mùi.
Nơi ở của thai phụ cần thông thoáng, sạch sẽ và yên tĩnh. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, tinh thần của người mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và tính cách của trẻ sau này. Do vậy, bà bầu và người thân nhất là người chồng cần tạo một bầu không khí gia đình vui tươi, chăm sóc yêu thương nhau để giúp thai phụ luôn có tinh thần tốt. Bà bầu cũng nên xem nhiều tranh ảnh phong cảnh đẹp, tranh em bé, đọc sách lành mạnh, xem phim hài hoặc tình cảm lãng mạn.
- Luyện tập:
Dù cơ thể nặng nề hơn khi mang thai, nhưng các bà bầu vẫn cần tập thể dục đều đặn, để giúp đẩy mạnh tuần hoàn, làm tăng lượng dưỡng khí và dưỡng chất đến thai nhi đó là tập thể dục. Tập thể dục cũng giúp bà bầu tăng thêm sức mạnh cơ bắp và thể lực, những yếu tố thai phụ không chỉ cần trong lúc mang thai mà cả lúc lên bàn sinh. Các hình thức tập luyện có lợi trong thai kỳ là yoga, bơi lội, đi bộ, thái cực quyền.

3. Những điều cần tránh.

- Không nên ưỡn bụng khi đi, như thế sẽ làm cho bụng đau hơn. Khi đi, cần cố gắng giữ thẳng lưng.
- Không nên ngủ ở tư thế nằm ngửa, thông thường ngử ở tư thế nằm nghiêng sang bên trái là tốt nhất.
- Khi ngồi, không nên bắt tréo chân, không nên đè ép mặt trong của đùi, không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, vì như thế sẽ làm giãn tĩnh mạch nghiêm trọng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 9



Previous
Next Post »

Bản đồ