Theo cách tính 280 ngày (40 tuần) của thai kỳ, mang thai tháng thứ nhất được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trở về sau 4 tuần. Thông thường, đến cuối tháng này, trứng được thụ tinh và đã làm tổ, thai nhi đã ''an cư'' trong bụng mẹ được 2 tuần.
I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.
1. Sự thay đổi về sinh lý
- Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì
đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.
- Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so
với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ
cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ
đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.
- Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra
hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm
thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm
nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.
2. Hiện trạng của bạn
- Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút
- Ngực hơi căng cứng.
- Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
3. Cách xử lý.
- Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được
hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có
thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.
II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI.
1.Thai nhi tuần 1
- Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các
tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển
thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào
bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng
cho bé và lấy đi các chất thải.
2. Thai nhi tuần 2
- Lúc này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm
tế bào đang nhân lên nhanh chóng. Khi khối tế bào này (gọi là túi phôi) đã cư
trú trong tử cung của bạn, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất
các hormone thai kỳ HCG (human chorionic gonadotropin), báo hiệu cho buồng trứng
ngừng sản sinh trứng và tăng sự tiết hormone estrogen và progesterone, giữ tử
cung của bạn không loại bỏ lớp nội mạc và cư dân nhỏ bé của mình đồng thời kích
thích tăng trưởng nhau thai.
3. Thai nhi tuần 3
- Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay
cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và
một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp
vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này. Ngay bây giờ bé là một
phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan
và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.
4. Thai nhi tuần 4
- Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh
liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một
con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội
bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.
III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 1.
1. Chế độ dinh dưỡng.
- Tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể bạn
đang dần thích nghi với bé cưng trong bụng. Trong tháng này, bạn không cần tăng
quá nhiều kg nhưng nhất định phải chú ý bổ sung đầu đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, bạn cần
bổ sung thêm khoảng 200- 300 calo trong thực đơn hàng ngày để bảo đảm tăng từ
0,9 kg đến 2,3 kg trong suốt 3 tháng này. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ thừa
cân béo phì, bạn không cần tăng thêm cân nặng trong khoảng thời gian này mà chỉ
nên chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.
- Bổ sung Vitamin B11, Axit folic...
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc
có chứa vitamin B11 và mỗi ngày khoảng 0,4 mg. Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở
ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch… bẩm sinh cho bé. Tuy nhiên, thai phụ
không được uống quá nhiều.
2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập.
- Nghỉ ngơi:
Khi có thai, bà bầu nên sắp xếp thời gian làm việc
và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Đặc biệt, thai phụ cần đảm bảo ngủ đủ và chú ý đến
giấc ngủ trưa; không làm việc nặng, quá sức; tránh tiếp xúc với các chất độc hại
như: thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm...
- Đảm bảo cho tinh thần luôn vui vẻ
Những trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, buồn
tủi, đau thương… không những có ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống hô hấp, tuần
hoàn máu, tiêu hoá, hít thở… của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của
thai nhi. Nếu thai phụ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm... có thể
sẽ sinh ra những đứa trẻ bị tự kỷ, không khoẻ mạnh về mặt tinh thần…
Do những biến đổi về cơ thể nên trong tháng thứ 1 của thai kỳ, thai phụ rất dễ thay đổi trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, cáu giận…vì
vậy, gia đình, người thân nên hiểu, thông cảm và cố gắng tạo cho không khí gia
đình luôn được thoải mái, vui vẻ.
3. Đi khám thai định kì.
Khi biết chính xác là mình đã có thai, bạn cần đến bệnh
viện để khám thai và có cách chăm sóc bản thân, thai nhi một cách tốt nhất. Việc
khám thai theo định kỳ giúp bạn nắm được tình hình phát triển của thai nhi và
những bất thường ở có thể xảy ra.
Nếu bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó trong
thai kỳ thì cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
4. Điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 1.
- Thai phụ không nên tắm nước ở có nhiệt độ quá cao,
vì trong mấy tuần đầu tiên của thai kỳ, xương, hệ thần kinh của bé đang được
hình thành nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi tắm hoặc lau người, thai phụ
nên dùng nước ở nhiệt độ từ 35 – 40 là vừa.
- Đề phòng nguy cơ sảy thai: Khi mang thai tháng thứ 1, thai nhi mới hình thành, phôi thai vẫn chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị ảnh
hưởng bởi những kích thích bên ngoài như: nhiễm virut từ thức ăn thiếu vệ sinh…
và có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ
sinh; nghỉ ngơi hợp lý; tránh lây nhiễm bệnh từ người khác…Nếu phát hiện có các
dấu hiệu bất thường như: đau bụng dưới, chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đến
bệnh viện để kiểm tra.
- Không uống rượu, không sử dụng thuốc bừa bãi và nhất
là không được hút thuốc lá. Vì các chất này có thể là nguyên nhân gây ra các dị
tật bẩm sinh cho thai nhi, bé có nguy cơ mắc phải hội chứng thai nhi bị nghiện
rượu, các vấn đề về hô hấp, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối
nghiêm trọng khác về sức khỏe.
- Một số thức ăn có thể dẫn đến sẩy thai như lô hội,
cua, ba ba, hạt bo bo, cỏ sống đời,... Vì vậy trong suốt quá trình mang thai,
thai phụ không nên ăn những thức ăn này.
- Thai phụ nên tránh tia phóng xạ, không nên chụp
X-quang bụng và ngực.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan:
Mang thai tháng thứ 2
Mang thai tháng thứ 3
Mang thai tháng thứ 4
Mang thai tháng thứ 5
Mang thai tháng thứ 6
Mang thai tháng thứ 7
Mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 9
Sign up here with your email