Các loại tăng huyết áp và hậu quả tim mạch
Tăng huyết áp thai nghén có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì cũng được gọi là tăng huyết áp thai nghén. Tăng huyết áp vô căn: Tăng huyết áp vô căn chiếm 3-5% số lần mang thai của phụ nữ và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn hơn (từ 30 - 40 tuổi). Nếu những phụ nữ này được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên nếu tăng huyết áp vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110 mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Tăng huyết áp thai nghén: Gọi là tăng huyết áp thai nghén khi tăng huyết áp xảy ra vào nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường, không kèm theo protein niệu nhiều (trên 0,3g/24h) và các dấu hiệu của tiền sản giật. tăng huyết áp thai nghén chiếm 6-7% số lần mang thai của phụ nữ và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15-26%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%. Tiền sản giật và sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Nguy cơ của thai nhi là chậm phát triển trong buồng tử cung và bị đẻ non. Hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch: Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột qụy cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Một điều hết sức thú vị là với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ. Việc sinh đẻ cũng khiến phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này, điều mà nam giới không thể có được.Kiểm soát tăng huyết áp như thế nào?
Tư vấn trước sinh : Những phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu, tư vấn cho họ về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn. Phần lớn những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ.
Điều trị bằng thuốc: tăng huyết áp thực sự cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên hạ huyết áp quá tích cực sẽ làm giảm tưới máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đối với tăng huyết áp nhẹ đến vừa: Điều trị những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và vừa có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ đang được điều trị huyết áp từ trước thì đến giai đoạn này có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý. Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết. Tăng huyết áp nặng: Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp tăng huyết áp nặng (HA trên 170/110 mmHg) và tiền sản giật vẫn còn cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị tăng huyết áp nặng bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi. Thời kỳ hậu sản và cho con bú: tăng huyết áp sau khi sinh cũng tương đối phổ biến. Những người bị tăng huyết áp từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuốc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn. Các bác sĩ khoa sản Mỹ đã đưa ra những lời khuyên giúp kiểm soát huyết áp trước và trong khi mang thai bao gồm:
Hợp tác cùng bác sĩ lên kế hoạch kiểm soát huyết áp;
Trước khi mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vận động nhẹ nhàng và giảm cân ở mức hợp lý;
Dùng thuốc liên quan tới huyết áp trước khi mang thai;
Nên hỏi ý kiến bác sĩ liệu những loại thuốc bạn đang dùng có an toàn hay không;
Đi khám sức khỏe định kỳ trong suốt thời gian mang thai để kiểm tra huyết áp;
Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về bệnh thận;
Hãy báo bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu của tiền sản giật, huyết áp tăng cao trong thời gian mang thai.
Dự phòng tiền sản giật khi mang thai
Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều. Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.
Một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg được gọi là cao huyết áp. Nên đo sau nằm nghỉ 15 phút, đo hai lần cách nhau sáu giờ.
Cao huyết áp có thể do nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai. Dù là nguyên nhân nào, cao huyết áp cũng là dấu hiệu của một thai kỳ nguy cơ cao có thể gây tử vong cho mẹ và con. Cao huyết áp có thể có sẵn trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai nếu đi kèm với phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu) tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa gọi là hội chứng tiền sản giật - sản giật.
Tiền sản giật thường gặp ở con so nhỏ tuổi hoặc con so lớn tuổi, xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ, là nguyên nhân chính gây tử vong thai nhi, tử vong mẹ, thai chậm phát triển trong tử cung. Nguyên nhân chưa biết chính xác. Các yếu tố sau đây góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật:
- Yếu tố di truyền.
- Yếu tố dinh dưỡng: dinh dưỡng kém hoặc mập phì.
- Nghiện thuốc lá.
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh mạch - thận.
- Tiểu đường.
Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt, chú ý các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật qua bệnh sử gia đình, bệnh sử nội khoa và bệnh sử thai kỳ lần này. Sản phụ cần khẩu phần ăn nhiều đạm, calo, không ăn mặn quá nhưng cũng không quá hạn chế muối và nước. Cần tuân thủ việc điều trị tiểu đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, ói nhiều.
Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, bong nhau non gây tử vong cho mẹ và con.
Việc điều trị tùy thuộc phần lớn vào mức độ trầm trọng của bệnh và tuổi thai. Chủ yếu là hạ huyết áp, điều chỉnh các rối loạn về huyết học, chức năng gan, thận, cắt cơn giật nếu có. Có thể giúp sinh hoặc mổ lấy thai nếu cần chấm dứt nhanh thai kỳ. Đối với các sản phụ đã có biến chứng của cao huyết áp như tim to, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận thì nên chấm dứt thai kỳ sớm vì bệnh chỉ mất đi khi không còn mang thai trong tử cung.
Sau sinh 1-2 tuần, các triệu chứng của tiền sản giật và sản giật tự nhiên biến dần. Nếu huyết áp chậm trở về bình thường, cần tiếp tục điều trị nội khoa.
Sign up here with your email