Đến tuần
thai nay coi như mẹ đã kết thúc hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai và em bé
đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào.Tuần cuối cùng của quá trình mang thai, bé
có thể nặng tới 3,6 kg và dài hơn 50cm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về việc kích
sinh hoặc can thiệp nếu quá tuần thai mà bé chưa chào đời.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
- Tuần
này, bạn có thể sẽ bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay
đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.
- Bạn
cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng. Vùng khoang chậu thì có cảm
giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận
rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên
dưới, chỉ chờ để được ra.
- Bạn có
thể phải đi tiểu thường xuyên hơn, do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực
tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa. Nếu bạn đã bị
táo bón cho đến tận lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đầu em bé
gây áp lực lên trực tràng. Bạn cũng sẽ cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường hơn,
vì bàng quang cũng không còn nhiều chổ trống để chứa nữa.
- Bạn có
thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang
căng đầy ở cổ tử cung của bạn, và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá
phổ biến.
b. Thay đổi về mặt tinh thần
- Vào thời
điểm này, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng đến lúc kết thúc. Khoảng
15% phụ nữ mang thai trải qua 39 tuần thai kỳ, và rất hiếm khi bác sĩ cho phép
họ qua hết tuần thai thứ 40. Vì vậy hãy yên tâm rằng, trong tuần này bạn sẽ có
em bé.
- Bạn sẽ
có thể rất mệt mỏi vì phải nghe mọi người hỏi lý do vì sao vẫn chưa sinh. Hãy hạn
chế giao tiếp, chỉ nên ở nhà với ông xã bạn thôi. Cố gắng đơn giản hóa mọi việc
cho tuần này.
- Bạn có
thể lo lắng về khả năng bị vỡ ối ở nơi công cộng. Nhiều bà bầu tưởng tượng ra
đó là một lượng lớn chất lỏng, tương tự như một cơn sóng thần, khi bung ra thì
có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ và mọi người. Trên thực tế, điều này rất khó xảy
ra. Chỉ có 15% ca mang thai bị vỡ ối trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Để yên
tâm hơn, bạn chỉ cần luôn chuẩn bị sẵn bên mình một số khăn và băng vệ sinh.
- Nếu bạn
bị ra nước ối nhưng chưa thật sự bắt đầu chuyển dạ thì việc chờ đợi có thể sẽ
căng thẳng. Hầu hết các bệnh viện phụ sản đều có quy định sẽ cho giục sinh 24
giờ sau lần đầu tiên sản phụ bị ra nước ối, nhằm tránh các nguy cơ nhiễm trùng
cho cả mẹ và bé. Một trong những chức năng của túi ối là làm một lá chắn vô
trùng bảo vệ cho em bé bên trong tử cung của người mẹ.
2. Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần
thai cuối cùng này, cân nặng trung bình của bé vào khoảng 3,2-3,5 kg (tương
đương một quả mít nhỏ) và tổng chiều dài đạt khoảng 48-52 cm.
Ngày trọng
đại đã đến rất gần và không còn lâu nữa bạn có thể âu yếm, ngắm nhìn bé thỏa
thích. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu đến cuối tuần này mà bé vẫn chưa “chịu” chào
đời. Chỉ khoảng 5% các bé sinh đúng ngày thôi, còn lại 75% bé thường chào đời sớm
hoặc muộn hơn so với dự kiến 1-2 tuần. Và hầu hết các bác sĩ sẽ đợi thêm 2 tuần
nữa kể từ ngày dự sinh, nếu bé nhất định không chịu chui ra, mới chỉ định sinh
mổ.
Thai nhi
tuần 40, xương sọ của bé vẫn chưa hoàn toàn khép kín, điều đó cho phép chúng có
thể gối lên nhau một chút nếu sọ cần phải khít lại trong quá trình sinh. Khi đầu
bé bị “cho vào khuôn” khi chào đời chính là nguyên nhân khiến đầu của bé bị nhọn
sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ hãy yên tâm vì điều này hoàn toàn bình thường và chỉ
là tạm thời thôi.
Thời
gian này, dịch ối của bạn chuyển màu nhợt hơn , lớp da ngoài cũng đang bong
tróc, nhường chỗ cho lớp da mới ở dưới.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Giữ
liên lạc chặt chẽ với bác sĩ của bạn để luôn có được lời khuyên và sự hỗ trợ.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết về các thủ thuật giục sinh, bao gồm ARM (làm vỡ ối nhân
tạo), Gel Prostaglandin (cho gel vào âm đạo), và truyền Syntocinon (truyền chất
tổng hợp vào cánh tay).
- Những
ngày tháng sắp tới, mẹ sẽ vô cùng vất vả với việc chăm bé vì vậy lúc này, tốt
nhất bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn cũng nên để ý đến số
lần bé cử động trong ngày. Dù bé không còn cử động nhiều nữa nhưng nếu số lần
bé cử động trong ngày là ít hơn 10, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra nhịp tim của bé
đề phòng trường hợp bé bị mệt.
Sign up here with your email