Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Đau bụng khi mang thai

Đau bụng khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp của phụ nữ, tùy từng nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị đau bụng mà có những hướng giải quyết khác nhau. 

Được mang trong mình một sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày có lẽ là điều tuyệt vời  nhất đối phụ nữ. Nên ông cha ta vẫn nói rằng không có một tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẫu tử, cũng vì vậy, mà sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai là điều luôn luôn được chú trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của em bé.

 Khi mang thai cơ thể của người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi trở nên mệt mỏi, đau nhức, khó thở, nhưng không phải vì thế mà mẹ không chú gì tới những triệu chứng đó vì nó cũng phán ảnh tình trạng của bào thai. Đặc biệt là đau vùng bụng dưới.


Đau bụng khi mang thai là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau

Khi bắt đầu vào thời kỳ thai nghén, các mẹ bầu thường xuyên bị đau râm ran bụng dưới vì đó là thai trong quá trình làm tổ, thai tìm cách bám vào tử cung…Tuy nhiên mẹ bầu cũng tuyệt đối không được chủ quan bởi đau vùng dưới bụng cũng là dấu hiệu nguy hiểm, nguy cơ sảy thai cao. Dấu hiệu đau bụng dưới là bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đau và các dấu hiệu đi kèm.

1.Các triệu chứng thông thường

Theo các chuyên gia, vào tháng đầu, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén


– Đầy bụng, khó tiêu: Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

– Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng.

– Đau dây chằng: Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.

2.Các triệu chứng nguy hiểm

 Bong màng nuôi thai ( hay còn gọi là bong nhau thai): dấu hiệu như đang mang thai thì đi tiểu ra huyết, ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi hoặc có thể phát hiện qua siêu âm.

Mang thai ngoài tử cung: Đầu tiên mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau dữ dội vùng bụng dưới có thể đau liên tục hoặc theo từng cơn kèm theo những triệu chứng như: nôn mửa, ra máu âm đạo, rối loạn nhịp tim, đi tiểu ra máu,đau khi vận động..Trong trường hợp này mẹ bầu cần nhập viện để kiểm tra lập tức tình trạng của thai nhi.

Dọa sảy thai: Dấu hiệu đầu tiên là bụng dưới đau, từng cơn hoặc liên tục, âm đạo chảy máu cục và thấy bụng dưới nặng hơn, mệt mỏi, choáng váng. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Thường xảy ra ở 20 tuần đầu tiên khi mang thai.


Một trong những triệu chứng nguy hiểm đó là tiền sản giật

Tiền sản giật: Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm, nếu ở mức độ nặng có thể khiến mẹ và bé tử vong nếu mẹ bầu bị những triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, căng thẳng, chân tay phù nề, đau bụng dưới liên tục, huyết áp tăng…Lúc này mẹ bầu cần được đi cấp cứu ngay lập tức.

Viêm nhiễm phụ khoa: Đối với các mẹ bầu thì nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa càng nhiều so với bình thường, tuy nhiên đi cùng với các triệu  chứng như: đau vụng bụng dưới, đi tiểu đau rát, nước tiểu hôi và đục thì cần đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ vì nếu tình trạng viêm nhiễm quá nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Một số nguyên nhân khác như: u xơ tử cung, đau dạ dày, sỏi thận, đau tá tràng, viêm ruột thừa, xơ gan…
Ngoài ra mẹ bầu bị đau vùng dưới vụng còn do yếu tố tâm lý không được thoải mái dẫn đến ăn uống không ngon, khó tiêu. Vậy nên những người thân trong gia đình nên tạo điều kiện tốt nhất để em bé được phát triển tốt nhất. Bởi vùng bụng dưới là nơi em bé lớn lên, sẽ có những hệ luy nguy hiểm như dị tật, sảy thai, sinh non và một số trường hợp nguy hiểm khác.

3.Mẹ bầu cần làm gì để giảm các cơn đau bụng khi mang thai? 

cho dù là đau bụng bình thường do sợ kéo căng của các dây chằng và xương khớp để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con hay là do những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe của em bé gây ra. Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi ngay lập tức để tránh bị chuột rút khi các cơn đau kéo đến. Ngoài ra mẹ bầu có thể làm theo các bước dưới đây để giảm cơn đau bụng dưới một cách hiệu quả  nhất:
- Ngồi xuống một lúc.
- Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
- Tắm nước ấm.
- Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
- Thư giãn tinh thần.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai việc quan hệ đạt cực khoái cũng làm các cơn đau  nhẹ kéo đến ở lưng và có thể làm mẹ bầu bị chuột rút. Và mẹ bầu không nên lo lắng, việc quan hệ đạt cực khoái không hề kích thích chuyển dạ dẫn đến sinh non.  Nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện những động tác quan hệ chậm rãi, nhẹ nhàng để giảm bớt những cơn đao do chuột rút. Sau đó mẹ bầu có thể masage nhẹ nhàng lưng hông để dịu bớt cơn đau.


Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý

Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ hai?

Cơn đau bụng ở tam cá nguyệt thứ hai cơ bản không phải điều đáng lo ngại. Chỉ khi nào bạn bị đau bụng cùng với chảy máu, bạn mới cần lo lắng đến chuyện sảy thai. Sảy thai muộn ít phổ biến hơn sảy thai sớm, chỉ khoảng 1%. Các dấu hiệu của sảy thai muộn là đau cơ, chảy nhiều máu ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ ba?
- Vào tam cá nguyệt thứ 3, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó. Đôi lúc, ngay cả khi nước ối vỡ, đó vẫn chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả.
- Nếu bạn sắp sinh non, bạn sẽ cảm thấy đau ở hông hoặc bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Bạn có thể cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, tuy nhiên thường không gây đau đớn. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong khoảng giữa tuần thai thứ 24 đến 37.
- Nếu những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, rất có thể bạn sắp chuyển dạ. Tại thời điểm này, các cơn co thắt là một phần của cơ thể chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm thấy đau lưng nhẹ gây ra bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.
Cơn đau chuyển dạ thường ít dữ dội hơn những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Việc nghỉ ngơi trên ghế sofa hay đi bộ có thể giúp bạn giảm đau.
-
4.Những lưu ý cần thiết đối với bà bầu khi bị đau bụng dưới:


masage thư giãn giúp mẹ bầu xoa dịu những cơn đau


- Nghỉ ngơi đầy đủ, chọn nơi thoáng mát, tránh ồn ào, vận động nhẹ nhàng, có thể thao gia các môn thể thao tốt cho bà bầu như yoga,masage thư giãn,  bơi..
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu tiên và tháng cuối cùng có thể làm giảm các cơn đau bụng, đau lưng và các cơn co thắt dẫn đến chuốt rút.
- Không dùng thuốc, kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Không ăn đồ ăn tái, sống, thực phẩm ăn liền,đồ ăn đã được chế biến quá lâu, có nhiều chất bảo quản, chưa được tiệt trùng…để có thể tránh những cơn đau bụng do đường tiêu hóa gây nên.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, hoa quả để hạn chế táo bón

Ngoài ra, chung tôi luôn khuyến cáo đôi với các bà mẹ rằng: đau bụng trong thời kỳ thai nghén là điều thường xuyên xảy ra, tuy nhiên nếu các cơn đau bụng theo cường độ mạnh, có thể đau liên tục hoặc theo từng cơn và đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm khác thì mẹ bầu cần được đưa đi khám ngay lập tức và phải tuyệt đối làm theo những chỉ dẫn của  bác sĩ, không được tự ý chữa đau và uống thuốc tại nhà.


5. Công dụng của củ gai tươi giúp an thai và trị say thai, thai chết lưu đối với bà bầu


Khi có các dấu hiệu  mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu , bong nhau thai , tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi nếu sử dụng củ gai cho hiệu quả cực kì tốt. Có thể nói là tác dụng rất thần kì đã được nhiều người sử dụng và có kết quả rất tốt mà không phải ai cũng biết để dùng nó. Có rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai.

Củ gai tươi có thể dùng kết hợp với thuốc tây mà không gây tác dụng phụ.Ta có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì thôi và nên uống càng sớm càng tốt (nên dùng ít nhất trong 1 tuần).


Củ Gai tươi tại Đông Y Thài Phương

 Ngoài ra củ gai tươi còn có tác dụng tốt trong các trường hợp : có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẫn chảy rỉ, sa dạ con, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới.  lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung.

Vậy nên chúng tôi khuyến cáo một điều rằng, cho dù mẹ bầu bị đau bụng trong trường hợp nào cũng nên chú ý những triệu chứng đi kèm bở nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong 3 giai đoạn đầu mang thai là vô cùng nhạy cảm.


Xem thêm bài viết:

Đau bụng khi mang thai cần kiêng gì?
Đau bụng khi mang thai liệu em bé có bị ảnh hưởng
Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu gì



Previous
Next Post »

Bản đồ