Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Một số loại bệnh viêm nhiễm thường gặp ở phụ nữ mang thai


1. Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

 Rất dễ gặp do thay đổi hormone trong cơ thể và nồng độ pH trong môi trường âm đạo, khiến các loại vi khuẩn và nấm ký sinh dễ sinh sôi và phát triển.

Nhiễm nấm âm đạo thường do loại nấm thuộc họ Candida gây ra, khiến dịch âm đạo đặc lại như keo hoặc có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, niêm đạo âm đạo đỏ và ngứa, có thể bị sưng. Thực tế là loại nấm này luôn tồn tại trong âm đạo và không gây hại gì, nhưng những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai đã khiến chúng phát triển đến mức đủ để tạo thành bệnh.

Tình trạng này nếu không điều trị có thể lây cho em bé trong quá trình sinh, khiến bé bị tưa miệng, hay đẹn. Do vậy, mẹ mang thai nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nếu thấy bất thường thì cần đi khám ngay và hết sức tuân theo hướng dẫn của bác sỹ.

Nhiễm khuẩn âm đạo nguy hiểm hơn nhiều so với nhiễm nấm vì có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị các biến chứng thai kỳ như sinh non, vỡ ối sớm… Có thống kê cho biết cứ 5 phụ nữ thì có đến 1 người bị nhiễm khuẩn trong thời gian mang thai, với các dấu hiệu nhận biết như dịch âm đạo loãng, có màu trắng hoặc xám, có mùi hôi, quanh âm đạo, âm hộ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu... các dấu hiệu này rõ ràng hơn sau khi giao hợp. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ rệt, chỉ khi khám phụ khoa mới phát hiện ra.

Những viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong khi mang thai nếu không được điều trị còn có thể dẫn đến viêm màng ối, khiến màng ối có thể vỡ ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đe dọa tính mạng của thai nhi đồng thời cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.



Viêm nhiễm đường tiểu cũng xảy ra khá phổ biến, do lượng hormone khi mang thai thay đổi kết hợp với sự chèn ép từ thai nhi khiến nước tiểu chảy chậm và bị ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, thậm chí gây viêm thận - bể thận. Khi bị viêm nhiễm, người mẹ luôn có cảm giác buồn tiểu dữ dội, khi tiểu thì bị đau buốt, nóng rát, đau xương chậu, lưng, lâu dần còn có thể tiểu ra máu, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, phù nề… nghiêm trọng hơn nữa còn có thể bị suy thận cấp và bị những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, thai lưu, băng huyết…

Để phòng ngừa, bạn cần uống nước nhiều, đi tiểu nhiều chứ không được nhịn, khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đều cần đi khám ngay (ngoài các buổi khám định kỳ).

2. Viêm nướu khi mang thai

Cũng là tình trạng dễ xảy ra, nguyên nhân cũng lại do thay đổi hormone khiến các mô nướu trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương; việc vệ sinh răng miệng chưa kỹ trong khi lại thường xuyên ăn vặt cũng góp phần tạo nên tình trạng này. Bạn hãy cẩn thận, lưu ý hơn đến việc vệ sinh răng miệng, thăm khám nha sỹ định kỳ vì đã có những nghiên cứu cho thấy bệnh răng miệng có liên quan đến nguy cơ sinh non, con nhẹ cân.

3. Viêm đường hô hấp


Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị tác động của môi trường, dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp trên. Vậy nên phụ nữ mang thai không nên đến những chỗ đông người nhất là khi đang có dịch, lưu ý bồi dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cũng như tự chủ động tăng sức đề kháng và phòng bệnh - súc họng nước muối, uống nước chanh mật ong ấm, tránh để nhiễm lạnh… khi chẳng may đã bị bệnh thì nhất thiết không được tự ý dùng thuốc mà phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Có một số bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh như bệnh cúm, sởi - rubella. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ khi muốn có thai đều cần phải tiêm chủng ngừa các bệnh này!


Previous
Next Post »

Bản đồ