Huyết dụ vị nhạt, tính mát. Tác dụng làm mát máu, bổ
huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương, trị rong
kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu
tiện ra máu.
1. Giới thiệu về cây huyết dụ
- Huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung
dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), có tên khoa
học là cordyline terminalis kunth, người Tày gọi là chổng đeng, tên Thái là co
trướng lậu, tên Dao là quyền diên ái.
- Cây thường được trồng làm cảnh, thân to bằng ngón
tay, cao 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn.
Lá không có cuống, hẹp, dài khoảng 30cm. Hoa mọc thành chùy dài. Quả mọng chứa
1-2 hạt.
- Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và
loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc,
nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn.
- Theo Đông y, Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính
mát.
2. Tác dụng chữa bệnh
- Cây huyết dụ có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu
dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới, giảm
đau, phong thấp gây đau nhức.
- Huyết dụ còn có tác dụng dùng trị lao phổi với ho
thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ
ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng, viêm ruột, lỵ, ho gà ở
trẻ em.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ
- Trị các loại chảy máu: lá huyết dụ tươi 40g (hoặc
20g lá khô), sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Không dùng cho phụ nữ sau
khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.
- Trị sốt xuất huyết: lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá
sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
- Trị sốt xuất huyết: huyết dụ, huyền sâm, sinh địa,
mạch môn, hạt muồng sao, ngưu tất, tri mẫu, hoàng bá, đan sâm, đơn bì, xích thược,
cỏ nhọ nồi, trắc bá sao, mỗi vị 10 - 16g. Sắc uống ngày một thang.
- Trị chảy máu (xuất huyết) dưới da: lá huyết dụ
tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang,
chia 2 - 3 lần.
- Trị chảy máu cam: lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp
sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
- Trị ho ra máu: lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc
bá diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, tất cả phơi khô, sắc uống ngày 1 thang,
chia 2 - 3 lần.
- Trị viêm ruột: huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá
bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
- Trị kiết lỵ: lá huyết dụ tươi 20g, cỏ nhọ nồi 12g,
rau má 20g, giã nát cho vào chút nước vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.
- Trị lỵ ra máu: lá huyết dụ 12g, rễ dền gai 20g, lá
trắc bá 8g, cỏ nhọ nồi 8g, hoa hòe 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
- Trị trĩ ra máu: lá huyết dụ tươi 20g, rửa sạch, đổ
200ml nước vào sắc còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
- Trị trĩ nội, hậu môn lở loét: huyết dụ tươi 40g,
lá sống đời 20g, xích đồng nam 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
- Trị rong kinh, băng huyết: lá huyết dụ tươi 20g, rễ
cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Thái nhỏ cho 300ml
nước sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh sớm kỳ, ngắn
vòng, hoặc ra nhiều máu, rong huyết: lá huyết dụ, vỏ rễ dâm bụt, mỗi vị 30g. Sắc
uống.
- Trị khí hư, bạch đới: lá huyết dụ tươi 40g, lá thuốc
bỏng 20g, bạch đồng nữ 20g. Sắc uống.
- Trị viêm âm đạo: huyết dụ, hoàng đằng, mộc thông,
mỗi vị 12g. Sắc uống.
- Trị tiểu ra máu: lá huyết dụ 20g tươi, rửa sạch. Đổ
200ml nước vào sắc còn 100ml, chia uống trong ngày.
- Trị viêm đường tiểu, tiểu ra máu: huyết dụ, hoàng
đằng, mộc thông, mỗi vị 12g. Sắc uống.
- Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: lá huyết dụ,
lá hà thủ ô đỏ, lượng bằng nhau. Sắc rồi hòa thêm mật ong vào uống.
- Trị phong thấp đau nhức: huyết dụ (cả lá, hoa, rễ)
30g, huyết giác 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
- Trị phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức: huyết
dụ 12g, cành dâu tằm (sao) 20g. Sắc uống.
- Trị viêm thận cấp phù thũng: huyết dụ, dây xanh,
mã đề, mộc thông, cỏ xước, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang với
bột hoạt thạch 24g chia làm ba lần.
- Trị bị té ngã tổn thương ứ máu: hoa, lá, rễ cây
huyết dụ 30g, huyết giác 15g. Sắc uống đến lúc có kết quả.
Chú ý: phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh mà
bị sót nhau thì không được dùng thuốc có vị huyết dụ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Sign up here with your email