Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Những điều đặc biệt lưu ý trước khi sinh mổ

Hiện nay có một số bà mẹ chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh tự nhiên để hạn chế cảm giác đau đớn. Nhưng khi sinh mổ phải dùng tới những hình thức can thiệp của kỹ thuật và các loại thuốc hỗ trợ và có những nguy cơ tiềm tàng cho sản phụ vì có thể độ an toàn không được cao. Vì vậy bà bầu cần có chú ý những lời khuyên sau đây để sinh mổ an toàn .

1. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trước khi sinh mổ

Nếu như việc chủ động tắm rửa, vệ sinh cơ thể trước khi sinh nở với mẹ sinh thường là khó khăn bởi không biết cơn đau đẻ đến lúc nào thì với mẹ đẻ mổ hoàn toàn có thể làm được. Việc làm này giúp chị em giảm thiểu tối đa nguy cơ vi khuẩn trên da có thể ảnh hưởng đến vết mổ đẻ.



Các mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Làm được việc này sẽ giúp chị em giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật – một rủi ro khá phổ biến với các mẹ đẻ mổ.

2. Giữ ấm cho cơ thể

Mẹ cần biết rằng trong phòng mổ thường rất lạnh để giảm tối đa nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng. Vì vậy trong khi chờ phẫu thuật, chị em nên yêu cầu một tấm chăn đắp và đi tất. Sau sinh, các mẹ đẻ mổ cũng thường có cảm giác run rẩy do tác dụng của thuốc gây tê, vì vậy việc giữ ấm cơ thể cần được ghi nhớ để chuẩn bị.

3. Đề nghị cho người thân vào phòng sinh

Hầu hết các bệnh viện lớn, đặc biệt là những bệnh viện tư nhân đều có dịch vụ cho người thân vào phòng mổ đẻ cùng. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đề cập trước với bệnh viện về mong muốn của mình. Sản phụ có thể chọn mẹ hoặc chồng hoặc bất cứ ai bạn cảm thấy tin tưởng nhất khi ở bên. Việc có một người trò chuyện cùng mình trong suốt thời gian ca phẫu thuật diễn ra sẽ giúp chị em bớt lo lắng và cảm thấy có thêm động lực.

4. Dùng tông đơ thay vì dao cạo

Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.

5. Đi lại sau sinh mổ


Để giảm nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, sản phụ nên cố gắng ngồi dậy, đi bộ nhẹ nhàng sau khi mổ lấy thai (sau khoảng 24 giờ khi đã được rút ống thông tiểu). Việc này sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh chóng và đặc biệt giảm các nguy cơ xấu như mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, dính vết mổ…

6. Chăm sóc vết mổ đẻ sau sinh

Việc chăm sóc vết mổ đẻ sau sinh đúng cách là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tối đa rủi ro nhiễm trùng vết mổ. Sản phụ cần chú ý quan sát vết mổ đẻ hàng ngày, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nguy hiểm như sưng tấy, chảy mủ… cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Mẹ cũng cần nhớ phải thực hiện việc chăm sóc, uống thuốc và vệ sinh vết mổ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.


Previous
Next Post »

Bản đồ