Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Bị sốt khi mang thai cần kiêng những gì


Trong suốt quá trình mang thai sức khỏe của ngườ mẹ luôn yếu hơn bình thường, điều này đã được chứng minh và chúng ta dễ dàng thấy điều đó trong cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, mẹ thường xuyên mắc phải các bệnh như cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi...Và một trong những triệu chứng thường xuyên gặp nhất đó là bị sốt. Nhiều bà mẹ lo lắng không biết khi bị sốt khi mang thai cần kiêng những gì. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về cách giải quyết triệu chứng này.


Sốt khiến cơ thê bà bầu trở nên mệt mỏi


1. Nguyên nhân dẫn đến bị sốt

- Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường và có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như đã nêu ở trên. Đây có thể là nguyên nhân do mẹ bầu bị các bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm virut đường tiêu hóa, nhiễm trùng ối, bệnh Listeria, nhiễm B19 parvovirus, đường máu là những nguyên nhân chủ yếu gây ra.
-     Sốt đi kèm với những triệu chứng như ra máu, đau bụng dữ dội, choáng váng là những dấu hiệu của dọa sảy, thai chết lưu, bong dịch mang nuôi..



Hãy cẩn thận nếu sốt di kèm với những triệu chứng như ra máu, đau bụng dữ dội...

- Ảnh hưởng của mẹ bầu bị sốt khi mang thai sẽ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt. Nếu ở mức độ nhẹ, tức là chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, từ 38 độ trở lên và tình trạng sốt kéo dài có có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé, gây ra một số trường hợp như: sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé…Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của người mẹ.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như thế nào?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ.
Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ mang thai bị sốt cao, tắm bồn nước nóng hay tắm hơi đều có nguy cơ cao gây ra dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi. Rủi ro này đáng lo ngại nhất khi bạn đang mang thai tuần thứ 4 đến tuần thứ 14. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ khi mẹ bầu bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.


Sốt quá cao và kéo dài có ảnh hưởng đến thai nhi?

Các quá trình sinh lý diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein, được cho là nhạy cảm với nhiệt độ. Trong khi đó, toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu  tăng từ 37 độ C lên đến 39,5 độ C, nó có thể làm cho các protein đi sai lộ trình và làm cho mẹ bị sẩy thai

Mẹ bầu có thể yên tâm rằng những cơn sốt nhẹ sẽ không có tác hại gì và có thể được điều trị bằng acetaminophen. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt cao hoặc kéo dài, tốt nhất nên gọi cho bác sĩ. Khi gần đến mùa cúm, tất cả phụ nữ mang thai cần tiêm phòng cúm để ngăn ngừa những cơn sốt liên quan đến cúm.

3. Những điều cần kiêng kỵ khi bị sốt khi mang thai

- Mẹ bầu nên nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, cởi bớt y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da. Một số mẹ bầu khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó phải thuyết phục bệnh nhân và người nhà chịu lau mát.


Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi bị sốt

-      Không được tắm rửa quá lâu, đi ra ngoài gió hay uống nước quá lạnh.
- Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.
- Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.


Chế độ ăn uống hợp lý sẽ khiến mẹ bầu khỏe hơn

- Không thể chủ quan việc mẹ bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.


Xem thêm bài viết:

Bị sốt khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Bị sốt khi mang thai phải làm gì
Previous
Next Post »

Bản đồ