Tư vấn sử dụng củ gai an thai

MANG THAI TUẦN THỨ 14


Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, bé đã dài khoảng 10cm và nặng chừng 70g. Đây là giai đoạn mà bạn bắt đầu cảm thấy thực tế rõ ràng hơn. Bạn đã lấy lại được năng lượng và có thể tập trung vào những việc cần thiết, hơn là chỉ để ý đến trạng thái mệt mỏi như trong thời gian đầu.


1. Những thay đổi của mẹ bầu

a. Những thay đổi về mặt thể chất

- Vào tuần này thì chóp trên của tử cung bạn sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bạn bắt đầu nhô ra rõ và sẽ rất dễ dàng nhận ra bạn đang có thai.
- Bạn có thể thấy nướu răng mình nhạy cảm hơn và dễ chảy máu khi đánh răng. Nên thay đổi bàn chải đánh răng thường hơn và chỉ nên sử dụng loại mềm. Đánh răng mỗi ngày hai lần, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, và đừng quên vệ sinh vùng mặt lưỡi vì đó là nơi dễ sinh ra vi khuẩn. Vệ sinh răng miệng là cực kỳ quan trọng, và bạn cần phải khám răng ít nhất một lần trong suốt thai kỳ, vì các chứng viêm lợi, viêm nướu răng, là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.
- Bạn vẫn dễ bị táo bón hoặc khó đi tiêu. Nước, chất xơ, trái cây, rau, ngũ cốc, và tập thể dục đều là những biện pháp tự nhiên hiệu quả để giữ cho ruột làm việc bình thường.
- Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu nhưng không nhất thiết là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi bạn có thai thì dịch này thường là màu trắng đục, hoặc trong, không có gì phải lo lắng trừ khi nó gây ngứa hoặc có mùi. Các tế bào sản xuất chất nhầy trong âm đạo của bạn đóng một vai trò bảo vệ chống viêm nhiễm.
- Lúc này, bạn có thể thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng. Đó là do các dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra của bạn đang làm việc cật lực và đôi khi chúng tỏ dấu hiệu phản kháng. Hãy cố gắng tránh di chuyển bất ngờ, cố ngồi khi có thể, và tránh đứng quá lâu. Nếu điều này gây ảnh hưởng đến công việc của bạn, hãy trao đổi với cấp trên xem có cách thay đổi nào phù hợp hơn để bạn có thể thoải mái hơn một chút.
b. Những thay đổi về cảm xúc
- Bạn cảm thấy như thể em bé đang chiếm hết cơ thể của bạn, đó là chưa kể đến tâm trí. Bạn thấy thật khó tập trung vào công việc ở công sở cũng như khi về nhà, bởi vì tất cả tâm trí bạn đều đổ dồn vào đứa bé trong bụng. Đừng lo lắng cho rằng mình là người duy nhất như vậy, đó thực sự là một tình trạng phổ biến ở các bà bầu.
- Nếu như việc có thai của bạn là ngoài kế hoạch thì đến lúc này bạn sẽ có thể bắt đầu cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Nhiều bà bầu cho rằng vào thời điểm họ cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng, tức vào khoảng 17-18 tuần, là họ đã bắt đầu chấp nhận thực tế về em bé. Đừng quá lo lắng nếu bạn không tràn ngập với những cảm xúc làm mẹ. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bạn biết cách chăm sóc tốt cho bản thân mình và không để những rủi ro không đáng có gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.
- Có con cũng có thể mang đến những thay đổi trong mối quan hệ của bạn với chính cha mẹ mình. Bạn có thể hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ lại từng kỷ niệm, từng cảm giác đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn. Tất cả điều này là hoàn toàn bình thường, nó phản ánh một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ: trở thành mẹ. 

2. Sự phát triển của thai nhi

Trong tuần này, trên khuôn mặt của em bé đã xuất hiện lớp lông mềm và những sợi lông này gọi là lông tơ. Những sợi lông này sẽ xuất hiện khắp cơ thể của em bé cho đến khi chào đời.
Đến bây giờ, cơ quan sinh dục của em bé đã phát triển đầy đủ nhưng trên siêu âm vẫn chưa thể nhìn thấy được. Ngoài ra, em bé bắt đầu sản sinh hormone tuyến giáp do tuyến giáp đã hoàn thiện.
Lúc này em bé đã nặng khoảng 45 gram và dài khoảng 9 cm tính từ đỉnh đầu cho đến mông.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 14:
Ngày thứ 92: Thật dễ dàng xác định những vị trí xương em bé thông qua siêu âm. Hãy đi siêu âm để thấy được những điều đặc biệt.
Ngày thứ 93: Não của bé đang phát triển một cách mạnh mẽ. Hãy cùng chờ xem em bé thông minh tới mức nào nhé.
Ngày thứ 94: Tai em bé gần như hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa cho phép để nghe bất cứ tiếng động nào.
Ngày thứ 95: Các chi của em bé đã tạm ổn, nhưng với hình dáng và những phát triển như lúc này thì rất khó xác định là bé trai hay bé gái.
Ngày thứ 96: Đầu em bé đã tròn hơn lúc trước, hàm và cổ bắt đầu dài ra
Ngày thứ 97: Dây nhau vẫn giữ vị trí thẳng so với em bé để tránh trường hơp bị rối sẽ dẫn đến tắc nghẽn đường truyển đến em bé
Ngày thứ 98: Tình trạng phát triển của em bé tại thời điểm này là vô cùng tốt. Những bộ phận trên cơ thể đã gần như hoàn thiện.

3. Lời khuyên cho tuần này

- Ở thời kỳ này, về chế độ dinh dưỡng, các mẹ hãy chú ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn hoàn hảo như là: nho khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô. Những chất béo này không chứa cholesterol và giúp bé con trong bụng có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Bây giờ bé cần rất nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Hai chất này có nhiều trong trứng gà và cải bó xôi. Một nguồn khác cũng rất dồi dào chính là thịt, cá và ngũ cốc. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ. Cơ thể bạn đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé.
- Tử cung lớn lên là nguyên nhân đẩy dạ dày co thắt và trải dài ra theo một lối khác. Nếu mẹ bầu từng trải nghiệm triệu chứng đau dây chằng, tốt nhất hãy tìm kiếm một vị trí nằm thư giãn nghỉ ngơi thích hợp cho đến khi cơn đau lắng dịu. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, hãy tắm nước ấm. Nếu cơn đau dai dẳng không dứt, nên gọi cho bác sĩ sản khoa.
- Tránh đứng và ngồi lâu một chỗ, nếu ngồi trước máy tính quá lâu, hãy giúp cơ thể thoải mái hơn bằng cách thỉnh thoảng đi dạo vòng quanh phòng. Cảm giác buồn nôn, nôn ói không còn nữa nhưng ợ nóng thì vẫn có thể tiếp tục. Vì thế ăn một vài miếng đu đủ lúc này sẽ rất hiệu quả. Đu đủ sẽ giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu này.
- Bạn cần thận trọng khi vệ sinh răng miệng, vì mang thai làm cho nướu răng của bạn sưng lên, khiến nó dễ bị nhiễm trùng. Đánh răng và lưỡi của bạn sau mỗi bữa ăn và súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn một lần một ngày. 
- Nếu bạn mang thai đúng vào những tháng bệnh cúm phổ biến thì hãy nghĩ đến việc chủng ngừa. Vắc-xin sẽ không có hại cho thai nhi, và có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai.




Previous
Next Post »

Bản đồ