Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu?


1. Việc siêu âm thai này được thực hiện khi nào?


Nếu không chắc về ngày đầu kỳ kinh cuối, bạn thường sẽ được cho siêu âm tính ngày trong khoảng giữa tuần thứ 10 và 14 của thai kỳ. Trong trường hợp bạn có nguy cơ sảy thai hoặc thai ngoài tử cung (với dấu hiệu nghi ngờ là bị chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng, nôn ói nhiều...) thì có thể được siêu âm sớm hơn.

+ Theo như sĩ cho biết, sau khi 3 tuần bị trễ kinh, cùng với dấu hiệu lâm sàng, các chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ để xem mình có thai hay không. Siêu âm thai lần đầu tiên này xác định thai đã được phát triển tuần thứ mấy, thai nhi có phát triển tốt không, ngoài siêu âm thai ra, lần đầu tiên này người mẹ cần phải làm xét nghiệm máu.
+ Lần siêu âm thai đầu tiên này bác sĩ còn cho ta biết sức khỏe mẹ có mắc các bệnh tiểu đường, tim sản, cao huyết áp… nhờ đó mà có thể giúp bà bầu nên tiếp tục hay chấm dứt thai kì sớm để có cách điều trị, dưỡng thai  tốt cho các giai đoạn sau.

Mục đích chính của lần siêu âm này là để xác định tuổi thai cũng như dự đoán ngày dự sinh của bạn. Việc này chính xác hơn so với việc nhẩm đếm ngày từ kỳ kinh cuối, nhất là khi chu kỳ của bạn không ổn định hoặc bạn mới ngưng dùng thuốc tránh thai chưa lâu - vậy nên con số có được từ việc siêu âm sẽ được lựa chọn nếu không trùng khớp với con số có được từ việc đếm ngày.

Còn một điều hẳn bạn rất tò mò, đó là con mình đã lớn chừng nào trong kỳ siêu âm này?

Do tất cả các bào thai trong những tuần đầu có kích thước xấp xỉ nhau nên bác sỹ có thể dựa vào cách đo kích thước của bào thai để xác định tuổi thai. Khi siêu âm trong khoảng từ tuần thứ 7-13 của thai kỳ, kỹ thuật đo thường được lựa chọn là đo từ đầu đến mông của bé. Tuy nhiên, sau 13 tuần tuổi, con bạn có thể cuộn người lại hoặc duỗi ra nên con số sẽ bớt phần chính xác, và các bác sỹ sẽ áp dụng kỹ thuật đo từ đầu đến ngón chân bé, hoặc đo chu vi vòng đầu.

Thông thường,
10 tuần tuổi , bào thai đo được 3cm;
12 tuần tuổi , bào thai đo được 5-6cm;
Ở 13 tuần tuổi, bào thai đo được 7cm.

2 . Mục đích của việc siêu âm


Ngoài việc xác định tuổi thai và ngày dự sinh, lần siêu âm đầu tiên còn để kiểm tra tim thai và con bạn có phát triển bình thường hay không. Lúc này đã có thể thấy được đầu, chân, tay, bàn chân, bàn tay và một số bộ phận khác của cơ thể con bạn; và dù cho việc tìm kiếm những điều bất thường không phải là mục đích chính nhưng ngay từ lúc này, bác sỹ đã có thể thấy được một số vấn đề (nếu có). Những vấn đề này sẽ tiếp tục được theo dõi trong đợt siêu âm trong khoảng tuần thai 18-22, khi em bé đã lớn hơn và các chi tiết cũng trở nên rõ ràng hơn.

Ngoài ra, siêu âm lần này cũng sẽ cho biết nếu như bạn mang đa thai - giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, đảm bảo dinh dưỡng cũng như sức khỏe cho cả mẹ lẫn tất cả các bé. Việc xác định liệu bạn mang thai đơn hay thai đôi, thai ba cũng sẽ quyết định việc thực hiện siêu âm xác định hội chứng Down sau này.

3. Điều gì sẽ xảy ra trong khi siêu âm?


Thông thường, việc siêu âm được thực hiện ở vùng bụng của người mẹ, và bạn sẽ được yêu cầu uống nước cho đầy bàng quang như những lần thực hiện siêu âm bình thường khác. Trong trường hợp tử cung của bạn nằm rất sâu trong vùng chậu, hoặc bạn bị thừa cân thì có thể cần thực hiện siêu âm qua ngả âm đạo, và đối với thủ thuật này, bạn không cần uống nhiều nước.


Việc siêu âm sẽ giúp bác sỹ theo dõi và chăm sóc thai kỳ của bạn tốt hơn, giúp bạn được nhìn thấy vẻ đáng yêu khi con ngọ nguậy hoạt động trong tử cung của mình. Tuy nhiên, theo các bác sỹ chuyên khoa, việc thực hiện siêu âm quá nhiều lần khi mang thai là không nên và không cần thiết. Sau đợt siêu âm quan trọng ở khoảng cuối tam cá nguyệt đầu tiên này, đợt siêu âm thứ 2 sẽ diễn ra vào khoảng tuần thứ 22 của thai kỳ - khi các cơ quan của thai nhi đã hình thành đầy đủ - giúp bác sỹ xem xét được kỹ càng hơn các cơ quan đó có phát triển bình thường hay không, có bất thường gì về hình thái của thai nhi hay không. Đợt siêu âm quan trọng cuối cùng có thể được thực hiện ở tuần 32 giúp các bác sỹ kiểm tra sức khỏe của thai, đảm bảo bé được khỏe mạnh để sẵn sàng chào đời.



4. Siêu âm thai có ảnh hưởng và tác dụng gì ?


+ Theo như chúng tôi được biết, chưa có nghiên cứu, hay chứng minh nào khẳng định việc siêu âm gây hại không tốt đến thai nhi. Tuy nhiện, bà mẹ mang thai cần lưu ý rằng, không nên lạm dụng việc siêu âm quá nhiều, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
+ Mục đích của việc siêu âm đó chính là xác định được độ tuổi của thai nhi, qua kích thước và hình dạng siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán được tuổi thai nhi, tuy nhiên việc này vẫn có sai số, nhưng trường hợp là rất ít. Ngoài ra, siêu âm còn xác định được tình trạng sức khỏe thai nhi khỏe mạnh hay yếu và phát hiện thai nhi có mắc bệnh gì không. Đặc biệt, từ tuần 16 đến tuần 20 siêu âm có thể xác định được giới tính thai nhi là trai hay gái.

5. Lịch siêu âm định kì của bà bầu


Lần siêu âm thứ 2: Phụ nữ mang thai cần đi siêu am lần thứ 2 ở giai đoạn thai nhi được 11-12 tuần, lúc này bác sĩ sẽ siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và để biết thai nhi phát triển như thế nào. Một số chị em thường không nhớ ngày trễ kinh, kinh không đều… nên khám thai trong 3 tháng đầu này tuổi thai nhi được chuẩn đoán chính xác hơn. Đồng thời, bác sĩ có thể dự đoán được ngày lâm bồn đúng hơn. Nhờ đó mà có thể biết được khi nào sanh, sanh đủ tháng hay sanh non để người mẹ có thể chuẩn bị tâm lý.

Lần siêu âm thứ 3: Bắt đầu vào tuần thứ 16, các bà mẹ sẽ được khám và theo dõi thai nhi thường xuyên. Vào tuần thứ 15-19 các bác sĩ có thể chẩn đoán được sức khỏe được thai nhi chính xác và rõ ràng nhất, siêu âm thai lần thứ 3 giúp bác sĩ nhận dạng được thai có bị dị tật, dị dạng gì hay không?  Qua theo dõi sức khỏe bà bầu, với sự tăng cân, bác sĩ có thể cho biết được thai nhi có bị thiếu dinh dưỡng hay không để có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Siêu âm lần thứ 4: Đến tuần thứ 21-22, lúc này bà mẹ có thể cảm nhận được thai nhi đang phát triển và lớn dần, nhưng các bà mẹ cũng cần phải đến bác sĩ để được theo dõi. Vào giai đoạn này, các bà mẹ cần siêu âm 3D hoăc 4D để có thể biết chính xác được giới tính của con và những dấu hiệu bất thường của thai.

Siêu âm lần thứ 5: Vào tuần thứ 26, thai phụ cần đến bác sĩ để siêu âm lại như các lần trước, và ngoài ra bà bầu cần được tiêm phòng thêm uốn ván mũi đầu tiên hoặc lần thứ 2 nếu mang thai lần thứ 2.

Siêu âm lần thứ 6: Đến tuần 31-32, các bà bầu vẫn phải tiếp tục đi khám và theo dõi và tuần này bà mẹ sẽ tiêm uốn ván lần thứ 2. Giai đoạn cuối sắp sinh các bà mẹ thường xảy ra nhiều biến cố chuyển dạ, sinh non, do đó, việc đến bác sĩ theo dõi để xác định ngày sanh và chuẩn bị nhập việc lâm bồn sớm.

Siêu âm lần thứ 7: Từ tuần 38-45, các bà bầu cần được theo dõi kĩ càng, đây là lần khám để bác sĩ đưa ra phương pháp sinh, sinh thường hay sinh mổ. Lần khám này rất quan trọng đối với bà bầu và thai nhi, ngoài xác định phương pháp sinh, bác sĩ còn giúp các bà bầu nên lựa chọn bệnh viện nào để sinh cho phù hợp.

Theo như quy định từ bộ y tế cho biết, trong thời kì mang thai, bà bầu cần phải được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, các bà bầu có thai nhi phát triển bình thường thì đi khám đầy đủ 7 lần trong các giai đoạn trên là được rồi. Khi nào thì nên đi siêu âm thai lần đầu tiên, hi vọng cung cấp thêm nhiều thông tin cần thiết cho việc siêu âm thai để giúp quá trình chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi được tốt nhất đến mọi người.
Previous
Next Post »

Bản đồ