Bạn vẫn
đang tiếp tục những tuần thai đầy mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai. Mặc dù
bé của bạn bây giờ chỉ bằng kích thước của một quả quất và nặng khoảng 5 gram
nhưng bé của bạn đã phát triển đầy đủ các bộ phận quan trọng nhất của sự phát
triển cơ thể. Đây là sự khởi đầu của cái gọi là giai đoạn bào thai, một thời
gian nữa các mô và các cơ quan trong cơ thể nhanh chóng phát triển và trưởng
thành.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về thể trạng
- Do ảnh
hưởng cuả các nội tiết tố, vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và các đốm
nâu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở trên mặt . Đặc biệt sẽ xuất hiện một đường sẫm
màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.
- Sự gia
tăng lượng máu trong cơ thể khiến bạn trở nên rạng rỡ hơn. Cuối cùng thì những
cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho bạn trong những tuần qua sẽ dần biến mất,
nhường chỗ cho một làn da sáng đẹp hơn.
- Thông
thường từ tuần thứ 10 trở đi, bạn không phải thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh
vì chứng buồn nôn khó chịu nữa. Vì tử cung được nâng lên khỏi khung chậu, nhường
chỗ cho bàng quang hoạt động nhiều hơn. Sờ vào bụng, bạn có thể cảm nhận được đỉnh
tử cung hơi nhô lên. Cảm nhận này càng rõ khi bạn nằm trên giường và đang cảm thấy mắc tiểu.
b. Những thay đổi về cảm xúc
- Cảm
giác thai nghén vẫn còn, thậm chí khá nặng nề hơn cho thai phụ. Thật tuyệt vời,
cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu thấy tràn đầy sức sống. Những căng thẳng
vì lo sợ sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn bắt đầu quay trở
lại. Đây cũng là thời điểm thích hợp để thông báo với bạn bè và người thân về sự
xuất hiện cuả bé yêu.
- Tuy
nhiên, bạn vẫn dễ bị xúc động vì những điều vô cớ. Nhìn thấy xe đẩy, phụ nữ
mang thai, những đứa bé hay thậm chí những con vật có lông mềm mượt cũng đủ làm
cho bạn xúc động đến mức oà lên khóc. Những điều này hoàn toàn tự nhiên, hãy tắt
tivi đi nếu bạn không chịu được khi nhìn thấy những mẫu quảng cáo hay bất cứ điều
gì khiến bạn không được thoải mái.
2. Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần
này, tất cả những cơ quan quan trọng của bé đã được hình thành và vận hành cùng
nhau. Khi các ngón của tay và chân bắt đầu dài ra và có sự phân hóa rõ ràng, cộng
với việc biến mất của đuôi bào thai, những cơ quan bên trong đang phát triển mạnh
mẽ. Nụ răng dần dần hình thành trong miệng bé. Nếu bạn đang mang trong mình một
cậu bé, tinh hoàn của cậu bé ấy sẽ bắt đầu tiết hormone nam giới –
testosterone.
Những dị
tật bẩm sinh hết cơ hội phát triển sau tuần tuần thứ 10 này. Tuần này cũng đánh
dấu sự kết thúc của giai đoạn phôi thai. Nói đúng hơn, phôi thai đã mang dáng dấp
của một con người hoàn chỉnh và từ tuần này em bé chính thức được xem là thai
nhi.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 10:
Ngày thứ
64: Tất cả những cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành, em bé đã có cổ tay
và khuỷu tay.
Ngày thứ
65: Bắt đầu có sự uốn cong ở cổ tay, nhưng chỉ hơi cong ở giai đoạn đầu.
Ngày thứ
66: Những bộ phận như khuỷu tay, cổ tay và vai hơi nhô ra ở phía trước khuôn mặt.
Ngày thứ
67: Đặc điểm của khuôn mặt bé trở nên đặc biệt vào ngày này. Mí mắt rất ổn và
khép chặt cho đến tuần thai 26 của chu kỳ mang thai.
Ngày thứ
68: Đùi và cẳng xương của bé phát triển tạo nên một đôi chân hoàn thiện hơn.
Ngày thứ
69: Dây rốn bắt đầu mở rộng tại vị trí kết nối với bụng của bé.
Ngày thứ
70: Xương ở mặt trước hộp sọ bắt đầu phát triển rất vững chắc từ sụn xương ở phần
trán em bé. Não bé bắt đầu phát triển mạnh.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Không
chơi các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức lực và tăng nguy cơ làm giảm lượng
oxy cung cấp cho bé như lặn, leo núi, du lịch đến những vùng cao …; tốt hơn hết
bạn nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức cho đến khi
sinh bé.
- Thận
trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Listeria là
loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
- Bạn cần
phải tăng cân. Có lẽ bạn đang tăng cân chậm trong thời gian này, nếu như bạn
không tăng, nó có thể có hại cho đứa con của bạn. Một người phụ nữ với mức cân
bình thường phải tăng từ 11 đến 16kg trong suốt thai kỳ. Cân nặng của bạn sẽ thể
hiện cho bác sỹ của bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn và con bạn.
- Bạn cần
bổ sung thêm khoảng 300 calo vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Nghe có vẻ như rất
nhiều nhưng nó thực sự chỉ tương đương với khoảng hai hoặc một chén sữa ít chất
béo. Bạn cũng có thể lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây để
tăng lượng canxi, đồng thời giúp bạn đảm bảo được lượng vitamin cũng như khoáng
chất cần thiết.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Sign up here with your email