Từ tuần thai thứ 3, bé bắt đầu
phát triển và dễ bị tổn thương bởi các tác động vào sự can thiệp. Bạn nên tìm
hiểu kỹ những điều cấm kỵ để bảo vệ bé thật an toàn.
1- Sự thay đổi của mẹ bầu
Những thay đổi về thể trạng
- Bạn có thể có cảm giác rất giống
với tuần trước, không có gì thay đổi. Đừng lo lắng. Mỗi phụ nữ là khác nhau và
vì vậy sẽ có những trải nghiệm khác biệt của riêng mình.
- Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đặc
biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc một thời gian sau khi ăn. Bạn thậm chí
có thể nôn mửa hoặc cảm thấy như sắp muốn nôn nhiều lần trong ngày.
- Bạn có thể cảm thấy yếu người
hoặc đầu óc quay cuồng, và cần phải ngồi nghỉ nhiều hơn. Tình trạng này có thể
tệ hơn nếu lượng đường trong máu của bạn thấp và đã một lúc lâu sau bữa ăn mà bạn
chưa ăn lại.
- Khứu giác của bạn trở nên rất
nhạy cảm, những mùi mà trước đây bạn thậm chí còn không để ý tới, giờ lại có
tác động mạnh lên mũi bạn. Nước hoa, thức ăn, khói xe, mùi cơ thể người khác có
thể đủ làm cho bạn cảm thấy muốn bệnh.
- Bạn có thể cảm thấy căng và khó
chịu ở bụng tương tự như cảm giác khi có kinh. Điều này là do sự cương lên ở
vùng chậu và sự gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung.
- Nhau thai và túi ối vẫn đang được
hình thành khi bạn mang thai 5 tuần. Chúng có chức năng bảo vệ thai nhi, cung cấp
dưỡng chất cũng như tất cả các yếu tố cần thiết để hỗ trợ em bé cho đến lúc
chào đời. Tất cả mọi thứ đều diễn ra trong tử cung của bạn và đó là lý do vì
sao bạn có thể luôn có cảm giác căng và đầy.
- Bạn có thể cảm thấy nặng nề và
nhạy cảm hơn ở ngực. Bạn không còn nằm sấp khi ngủ như lúc trước được nữa vì cảm
giác đau tức ở ngực.
Những thay đổi về cảm xúc
- Vào thời điểm này, bạn có thể cảm
thấy dễ xúc động và mau nước mắt. Bạn cảm thấy cùng một lúc có nhiều cảm xúc lẫn
lộn, hồi hộp, vui sướng, lo lắng, tội lỗi. Đây là một tuần lễ đầy cảm xúc, đặc
biệt là nếu bạn có kế hoạch có em bé, và giờ thì phát hiện ra mình đã có thai.
- Ngược lại, bạn có thể không cảm
thấy vui vẻ chút nào cả. Không phải phụ nữ nào cũng vui mừng khi phát hiện mình
có thai, và trong trường hợp này thì đây có thể là một tuần đầy thất vọng cho bạn.
Nhiều phụ nữ thấy khó khăn khi phải đối mặt với việc mình có thai, và phải mất
một thời gian để chấp nhận thực tế về kết quả dương tính đó.
- Bạn có thể phân vân giữa
việc hỏi thăm một phụ nữ mang thai khác để được tư vấn, và việc giữ bí mật này
cho riêng mình. Đối với nhiều người thì đây là một thời điểm rất đặc biệt, khi
mà tất cả những người khác đều chưa biết rằng họ đang mang thai. Cho đến lúc
này, bạn vẫn còn có thể giữ tin vui làm một bí mật nhỏ cho riêng mình.
- Bạn có thể bắt đầu lo lắng
cho sức khỏe của em bé cũng như của bạn. Đây là thời điểm khá căng thẳng vì phần
lớn những gì bạn đang trải qua có thể là mới mẻ và xa lạ với bạn. Bạn thậm chí
có thể lo lắng về việc chồng bạn cảm thấy thế nào, hay việc mang thai sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến mối quan hệ vợ chồng của bạn.
- Bạn không biết có nên nói
với gia đình và bạn bè về việc mang thai hay không. 12 tuần đầu của thai kỳ là
khoảng thời gian có thể có nhiều rủi ro và không phải tất cả đều đi đến đích tốt
đẹp. Vì vậy, thường thì các cặp vợ chồng cũng rất cân nhắc việc có nên chia sẻ
tin vui với mọi người vào lúc này hay không. Nhiều người chờ cho đến sau tuần
thứ 12, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống còn dưới 1%, thì mới công bố tin sắp
có em bé.
2- Sự phát của thai nhi trong tuần thứ 3
Tuần thứ 3 là bước ngoặc cho sự
hình thành phôi thai. Lúc này phôi thai bao gồm 2 phần: Nội bì và ngoại bì. Kể
từ tuần này trở đi, những cơ quan trên cơ thể thai nhi dần dần hình thành và thực
hiện các chức năng của những cơ quan đó. Thời gian này rất nhạy cảm cho thai
nhi. Vì chỉ mới được hình thành nên thai nhi rất dễ bị tổn thương. Trong tuần thai thứ 3 này, em bé có những bước phát triển nhất định:
Ngày thứ 15: Những tế bào bắt
đầu phân chia thành những cơ quan của bé. Não, dây thần kinh và tủy là những cơ
quan được hình thành đầu tiên.
Ngày thứ 16: Tại thời điểm
này, thai nhi đã có hình dáng nhưng vẫn còn rất nhỏ.
Ngày thứ 17: Những hệ cơ
quan tiếp theo được hình thành: hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
Ngày thứ 18: Tim, các mạch
máu, cơ và khung xương là các cơ quan tiếp theo được hình thành.
Ngày thứ 19: Thật tuyệt vời!
Bây giờ thai nhi đã có hình dáng của của một em bé thu nhỏ.
Ngày thứ 20: Ống thần kinh dần
dần hình thành và trí não, hệ thần kinh dần hoàn thiện
Ngày thứ 21: Trái tim đã gần
như hoàn thiện và chờ vài tuần sau đó nó sẽ bắt đầu đập
3- Lời khuyên cho tuần này
- Mỗi ngày, bạn hãy nhớ uống
vitamin bổ sung cho thai kỳ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuần
thứ 3 là tuần mà ống thần kinh (não và tủy sống) của bé còn mở nhưng nó sẽ đóng
vào tuần tới.
- Tránh dùng bất kỳ loại thuốc
nào trừ khi nó hết sức cần thiết, và bạn đã được sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược
sĩ. Một số loại thuốc có hại cho sự phát triển của phôi thai.
- Cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Bạn
có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này và cách tốt nhất để đối
phó là đi ngủ, và nếu được thì cố gắng thư giãn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Sign up here with your email