Tư vấn sử dụng củ gai an thai

MANG THAI TUẦN THỨ 2


Bạn đã bắt đầu bước sang giai đoạn mang thai tuần thứ 2 trong 40 tuần thai kỳ và bạn vẫn chưa cảm nhận được mình đang mang một sự sống trong cơ thể. Trong tuần này bạn nên tìm hiểu những thông tin sau đây để biết rõ hơn về vấn đề bảo vệ cho bản thân và thai nhi.

1; Sự phát triển của bào thai trong tuần thứ 2

Mặc dù tuần này vẫn được tính là tuần thai thứ 2, nhưng thực ra bạn vẫn chưa thụ thai. Trứng và tinh trùng vẫn chưa gặp nhau. Tuy nhiên cơ thể đang sẵn sàng nhất cho vai trò làm mẹ, bởi tuần này, trứng sẽ chín trong buồng trứng và rụng xuống. Tuần này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng.
Ngày thứ 8: Bạn đã mang thai nhưng mọi thứ chưa thật rõ ràng. Nhưng có một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được rằng mình đã mang thai như: đau ngực, đau thắt bụng dưới.
Ngày thứ 9: Cơ thể phản ứng thích hợp với sự xuất hiện của bào thai.
Ngày thứ 10: Đây là ngày quyết định của trứng thụ tinh để đưa vào tử cung phát triển thành bào thai.
Ngày thứ 11: Tử cung có những thay đổi để chuẩn bị cho trứng làm tổ.
Ngày thứ 12: Lúc này trứng được thụ tinh tiết ra một nội tiết tố vào trong máu để thông báo cho cơ thể ngừng chu kì kinh nguyệt.
Ngày thứ 13: Khi trứng đã thụ tinh làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung, một vài niêm mạc có thể bị bong và chảy ra một chút mau. Đây là một trong những dấu hiệu khi mang thai.
Ngày thứ 14: Máu tập trung vào vùng tử cung để cung cấp bổ sung cho bào thai phát triển và cho giai đoạn tiền nhau thai.

2 : Sự thay đổi của cơ thể người mẹ

Những thay đổi về thể trạng
- Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.
- Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn. Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí thức ăn của thú cưng trong nhà cũng đủ để làm cho bạn cảm thấy muốn ói.
- Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.
- Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
- Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.
Những thay đổi về mặt cảm xúc
- Bạn có thể cảm thấy thật hồi hộp và lo âu. Bạn cứ chờ xem có kinh hay không, cứ vào ra toilet để kiểm tra, và thời gian trôi qua có vẻ như là vô tận.
- Bạn có thể cảm thấy tương tự như khi bạn hành kinh bình thường. Mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, và nói chung là tâm trạng thất thường hơn.
- Nếu bạn đang muốn có thai nhưng que thử lại cho kết quả âm tính, bạn có thể cảm thấy rất thất vọng. Lúc này, hãy nói chuyện, tâm sự với chồng hoặc bạn thân. Trường hợp ngược lại, nếu bạn không hề có kế hoạch có thai nhưng lại phát hiện ra mình đang có, điều này có thể sẽ làm cho bạn lo lắng, căng thẳng một thời gian.

3: Lời khuyên cho tuần này

- Bạn hãy ra nhà thuốc hoặc siêu thị mua một hay hai que thử thai. Hãy mua loại có 2 que trong một gói để bạn có thể dùng kiểm tra 2 lần. Không thể có tình huống cho kết quả dương tính sai, mặc dù trong giai đoạn rất sớm này thì bạn có thể có kết quả âm tính giả.
- Cố gắng giữ sức khỏe và tránh bị quá nóng. Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao trong những tuần đầu của thai kỳ đôi khi có thể mang lại rủi ro cho em bé vì cơ thể bé đang trong quá trình hình thành.
- Bạn nên hạn chế uống cà phê, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng và không thức quá khuya.
- Nếu bạn thèm uống một loại nước khác biệt so với thường ngày, hãy pha nước cam với một ít mật ong, và thưởng thức với một ít bánh ngọt hoặc đồ ăn vặt. Nước cam có canxi, axit folic, kali… rất tốt khi mang thai.




Previous
Next Post »

Bản đồ