Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Những bài tập thể dục trong khi mang thai

Tập thể dục trong thời gian mang thai có rất nhiều lợi ích nhưng cần phải tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập bởi tập luyện quá sức trong thời kỳ thai nghén có thể rất nguy hiểm. Hãy xem xét khả năng chịu đựng của bản thân khi quyết định

I. Nguyên tắc chung:

-Nếu bạn đang tập thể dục trước khi thụ thai, thì việc tiếp tục tập luyện sẽ an toàn với bạn trong ít nhất 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
-Tập thể dục khi mang thai mang đến nhiều lợi ích. Nó giúp cho cơ thể dẻo dai, cải thiện tâm trạng và giảm khả năng bị trầm cảm.
-Tập thể dục khi mang thai cũng khiến thể lực bạn ổn định và luôn sung sức
Tập luyện khi mang thai cũng giúp chăm sóc các cơ bắp của bạn. Bởi khi mang thai, các cơ bắp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn giữ cân bằng.
-Tập thể dục khi mang thai cũng giúp bạn chờ đón ngày lâm bồn, một cách tự tin hơn. Những phụ nữ hiểu rõ cơ thể mình, và thường đặt ra một số nhu cầu hợp lý cho bản thân, có xu hướng đối phó với căng thẳng tốt hơn.

II. 8 bài tập thể dục cho bà bầu

Bài tập 1: Căng chân

- Mục đích: Tăng sự dẻo dai của cơ bắp chân.
- Tư thế: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi.
- Cách tập: Hít vào đẩy hai bàn chân về phía sàn nhà, thở ra kéo về phía cơ thể.

Bài tập 2: Quay bàn chân

- Mục đích: Tăng tuần hoàn ở bàn chân và do đó có thể giảm phù chân.
- Tư thế: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi.
- Cách tập: Hít vào đẩy hai chân về sàn nhà và quay cổ chân một vòng. Thở ra kéo chân về phía cơ thể và quay một vòng ngược lại.

Bài tập 3: Giãn khớp hông

- Mục đích: Làm giãn khớp hông, có thể giúp sanh dễ dàng hơn.
- Tư thế: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau.
- Cách tập: Hít vào và đẩy hai gối về phía sàn nhà một cách nhẹ nhàng, thở ra thư giãn.

Bài tập 4: Căng cơ hông

- Mục đích: Giảm căng thẳng vùng hông, háng và giảm đau lưng.
- Tư thế: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau.
- Cách tập: Hít vào đẩy 2 gối về phía sàn nhà trong khi 2 tay kéo 2 gối lên, hai lực đối kháng này sẽ làm giảm căng thẳng vùng hông và làm giảm đau lưng dưới. Thở ra thư giãn.

Bài tập 5: Lườn


- Mục đích: Làm tăng sự dẻo dai của cơ liên sườn.
- Tư thế: Ngồi thẳng, xếp bằng trên sàn.
- Cách tập: Hít vào duỗi thẳng tay phải trên đầu, căng hông và đánh tay qua trái, thở ra thư giãn. Sau đó đổi tay.

Bài tập 6: Tay

- Mục đích: Duy trì và phát triển trọng lực của cơ cánh tay, vai và liên sườn.
- Tư thế: Ngồi thẳng chân xếp bằng, đưa hai tay lên đầu.
- Cách tập: Hít vào, đưa cánh tay phải lên cao, hơi căng cơ vùng hông, thở ra thư giãn. Lặp lại với tay trái.

Bài tập 7: Xương chậu

- Mục đích: Duy trì, làm chắc vùng chậu và giúp giảm đau lưng.
- Tư thế: Nằm ngửa, co 2 chân, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Cách tập: Hít vào đầu ngẩng, lưng ưỡn cong, mông nhếch lên, co cơ bụng. Thở ra hạ mông sát xuống sàn.

Bài tập 8: Lưng

- Mục đích: Giảm đau vùng thắt lưng.
- Tư thế: Bò, tay và đùi chống thẳng 90 độ so với mặt sàn.
- Cách tập: Hít vào ngẩng đầu lên, lưng ưỡn cong. Thở ra cúi đầu xuống, lưng cong, mông hạ thấp.

3. Cần tránh những bài tập gì?

-Bạn nên tránh những cách thức tập luyện mà bạn cảm thấy quá nhàm chán và không hứng thú.
-Thai phụ được khuyến cáo là cần tránh các hoạt động sau:
 +Cưỡi ngựa
 +Trượt tuyết
+Cử tạ nặng
+Đeo ba lô
+Lặn đeo bình khí
+Các hoạt động thể thao cần nhiều thể lực, như các môn tiếp xúc trực tiếp với bạn chơi hay phải nhảy và với cao.

4. Khi nào thì bạn nên ngừng tập thể dục?

-Nếu tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ:
-Bạn được nữ hộ sinh hay bác sĩ tư vấn không tập thể dục.
-Bạn bắt đầu có những cơn co tử cung, đặc biệt là trước khi em bé ra đời. Bởi tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.
-Nếu bạn bị thủng màng nhầy hay mất dịch trong âm đạo.
-Nếu bạn bị chảy máu âm đạo.
-Nếu có sự thay đổi nào ở trạng thái chuyển động của em bé, hoặc khi bạn có cảm giác rằng có gì đó không bình thường.
-Nếu bạn cảm thấy khó thở, bị đau ngực hay đau đầu, bạn cần ngay lập tức ngừng tập thể dục và gặp bác sỹ để kiểm tra.
-Nếu bạn nhìn thấy những đốm sáng trước mắt, hay cảm thấy như bị khó tiêu, bạn cần đi khám bệnh ngay lập tức.
-Tránh chạy bộ trong suốt thai kỳ. Những xung động liên tục sẽ không có lợi cho sàn chậu của bạn, cũng như  đầu gối và ngực. Bạn có thể lựa chọn hình thức đi bộ nhanh.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT:
1: Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/03/hien-tuong-chay-mau-am-ao-khi-mang-thai.html
2:Phải làm gì khi có dấu hiệu bị động thai ?
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/02/phai-lam-gi-khi-co-dau-hieu-bi-ong-thai.html
3:Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thai
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/01/hien-tuong-bong-mang-nuoi-khi-mang-thai.html
4: Cách an thai, Bài thuốc an thai và cách sinh hoạt tốt cho thai nhi
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/04/cach-thai-bai-thuoc-thai-cho-ba-bau.html
5:Những lưu ý đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/02/nhung-luu-y-e-giu-thai-va-thai-trong-3.html
Previous
Next Post »

Bản đồ