Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Những điều các ông bố tương lai cần nắm khi vợ đang mang bầu

Con cái là niềm vui, niềm tự hào của cả cha và mẹ. Mang thai 9 tháng 10 ngày mẹ phải chịu bao khó nhọc cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy bố có thể làm gì để đồng hành cùng mẹ trong suốt quãng thời gian mẹ mang thai?


1. Xác định tâm lý

Quyết định có thêm 1 thành viên mới trong gia đình là một quyết định trọng đại, và cả 2 vợ chồng bạn cần phải suy nghĩ chín chắn, bàn bạc cẩn thận về mọi thứ từ quan niệm về giới tính của bé, chuẩn bị tài chính, các phương thức sinh nở sẽ được chọn, cách nuôi dạy con và chia sẻ việc nhà khi bé chào đời v.v…

2. Thay đổi lối sống

Mang thai là giai đoạn mà mẹ phải thay đổi khá nhiều trong việc ăn uống, đi lại,để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con yêu. Nếu thấy bố cũng có những thay đổi tích cực trong lối sống mẹ sẽ cảm nhận được sự chia sẻ từ bố... Uống ít cà phê, bỏ rượu, bỏ thuốclà những điều bố có thể làm cho mẹ. Đó không chỉ là nguồn động viên tinh thần mà còn có lợi cho sức khỏe của mẹ, của đứa con tương lai và của chính bố nữa đấy.

3. Sự thân mật trong thai kỳ

Việc quan hệ vợ chồng trong thai kỳ vẫn có thể tiếp tục cho đến trước khi sinh em bé 3 – 4 tuần. Nhiều ông bố thích thú vì "độ sung” của vợ trong vài tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của rất nhiều ông bố có vợ mang bầu thì các bà vợ sẽ có những thời điểm rất "sung” nhưng cũng có những thời điểm "hạn hán”. Điều quan trọng là vào thời điểm này, bạn hãy chứng tỏ tình yêu tuyệt vời của mình dành cho cô ấy dù chuyện chăn gối có thể không như bạn kì vọng. Hãy luôn khiến cô ấy cảm thấy mình thật sự quyến rũ cả trong thể xác lẫn tâm hồn.

4. Tăng cường tình cảm giữa mẹ bầu và thai nhi

Kết quả thực nghiệm về sự tiếp xúc tâm lý giữa mẹ bầu và thai nhi cho thấy, nếu bà mẹ tương lai chưa có tâm lý sẵn sàng để làm mẹ hoặc có ý tưởng phá thai thì điều này sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thai nhi.
Vì vậy, trong trường hợp này, các ông bố tương lai nên trấn an tinh thần vợ mình bằng cách cho vợ đọc sách hoặc xem phim về tình mẫu tử, trò chuyện với vợ hàng ngày về tình hình của em bé, tỏ ra quan tâm, chăm sóc vợ hơn mọi khi…

5. Cùng mẹ đi khám bác sĩ

Các bác sĩ sản khoa thường khuyến khích các ông bố tương lai đóng một vai trò tích cực trong thời kỳ mang thai và thời kỳ sinh đẻ. Đi cùng vợ trong những lần khám bác sĩ giúp 2 vợ chồng bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Những buổi khám thai cũng là dịp hiếm hoi để bố có thể "chiêm ngưỡng” bé yêu ở trong bụng mẹ đấy nhé.

6. Đảm bảo đủ dưỡng chất cho vợ

Khẩu vị và khẩu phần ăn của vợ bạn sẽ bị thay đổi trong quá trình mang thai. Vợ sẽ ăn nhiều hơn theo thời kì mang thai. Điều này hoàn toàn bình thường, vì người mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Hãy cho vợ bạn ăn thật nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Nên chia nhỏ các bữa ăn, thay vì ăn thật nhiều vào các bữa chính trong ngày. Hãy đảm bảo các bữa ăn có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.

7. Thể hiện sự quan tâm

- Thường xuyên massage cho vợ
Khi trọng lượng cơ thể ngày một tăng, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi và đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là đau lưng. Hãy massage cho vợ vào buổi tối trước khi đi ngủ, ngay cả khi vợ bạn không yêu cầu bạn. Hãy massage vùng lưng, vùng cổ và bàn chân cho vợ. Sau khi massage, hãy nhẹ nhàng đặt vợ nằm xuống, nhẹ nhàng hôn lên vùng bụng và chúc 2 mẹ con ngủ ngon.
- Hãy dịu dàng với vợ
Bà bầu thường trở nên rất đa sầu đa cảm trong thời gian mang thai, nhất là những tuần cuối thời kì đầu. Bạn phải rất cẩn thận tránh gây tổn thương cho vợ. Thậm chí lời nói đùa của bạn, cũng khiến vợ suy diễn theo hướng khác. Thời gian này, sự dịu dàng, ân cần của bạn là vô cùng quan trọng cho vợ.
- Luôn khen vợ đẹp
Phụ nữ mang thai thường mang tâm lý lo âu khi cơ thể trở nên béo lên hơn bao giờ hết và thường ngại giao tiếp xã hội. Hãy trấn an vợ bằng cách luôn khen ngợi vợ. Quan hệ tình dục vào thời điểm này cũng sẽ giúp cô ấy cảm thấy được tình yêu của bạn dành cho vợ, khiến vợ tự tin hơn về bản thân.

8. Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn

Không ai là thần thánh và sẽ không có một việc gì hoàn hảo cả! Ngay cả một bác sĩ sản khoa giỏi và giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình chuyển dạ và sinh nở của vợ bạn sẽ diễn biến như thế nào. Vì vậy hãy thoải mái, tỉnh táo đối diện với những gì diễn ra không như kế hoạch của bạn. Chẳng hạn, hai vợ chồng bạn đã thống nhất sẽ sinh con theo cách truyền thống và không nhờ đến sự can thiệp của thuốc tê, thuốc mê… Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, khi cổ tử cung mở được 8cm là lúc thai phụ sẽ cảm thấy đau đớn nhất và lúc này giải pháp gây tê ngoài màng cứng có thể giúp vợ bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

9. Chuẩn bị sẵn sàng đón bé

Chuẩn bị hành trang khi đi sinh
Giúp vợ chuẩn bị hành trang khi sinh không chỉ khiến cho vợ bạn được nghỉ ngơi mà còn là phút giây bạn thể hiện sự chăm sóc cho cả con yêu nữa. Dưới đây là danh sách những thứ bạn cần phải chuẩn bị khi vợ đi sinh:
-Quần áo và đồ dùng vệ sinh để thay
-Đồng hồ có kim giây để đo thời gian các cơn gò
-Camera và đồ sạc, kể cả sạc cho điện thoại của bạn
-Dầu mát-xa để giúp xoa dịu cơn đau lưng
-Một máy iPod hoặc đĩa CD, để chơi nhạc êm dịu trong phòng sinh
-Thức ăn vặt và tiền lẻ để mua đồ lặt vặt
-Thẻ bảo hiểm y tế nếu cần thiết, các mẫu khai trước khi sinh từ bệnh viện, cộng với -một bìa hồ sơ đựng giấy tờ quan trọng.
-Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị đồ cho bé. Nếu vợ bạn sinh thường thì chỉ sau 3 ngày đã có thể xuất viện nên bạn không cần phải mang theo thật nhiều. Bạn chỉ cần mang theo 7-8 cặp áo sơ sinh, gang tay mềm để bọc tay bé, gối mềm, khăn sữa. Bình sữa, kem chống hăm, tã, tấm lót chống thấm. Trong trường hợp vợ bạn sinh mổ thì nên mang theo nhiều quần áo hơn cho bé.




Previous
Next Post »

Bản đồ