Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Dấu hiệu sinh non và những điều mẹ bầu cần biết

Sinh non được cho là xảy ra từ tuần 20-37 thai kỳ và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ bản thân các bà bầu và từ ngoại cảnh. Vì thế, khi mang thai việc nhận biết sớm dấu hiệu sinh non là việc rất quan trọng để kịp thời có liệu trình điều trị phù hợp, tránh rủi ro có thể xảy ra.

Sinh non ảnh hưởng đến em bé như thế nào?


Một điều chắc chắn là em bé sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Theo các nhà khoa học thì một ngày bé còn ở trong bụng mẹ (cho đến khi đủ tháng đủ ngày), bé sẽ phát triển bằng cả tuần so nếu bé sinh sớm hơn nên nếu bé sinh non càng sớm thì càng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mà bạn có thể thấy rõ nhất là: bé nhẹ cân, dễ bị suy hô hấp, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng, khó tiêu hoá và hấp thu kém…, tiếp đến các các nguy cơ khác như dễ bị tim bẩm sinh, các bệnh về dạ dày, võng mạc, một số trẻ sinh non sau này còn có nguy cơ rối loạn hành vi…  Do đó bé sinh non rất thiệt thòi về sức khoẻ cũng như (có thể) ảnh hưởng đến sự phát triển sau này nếu bé bị sinh non quá sớm.

Dấu hiệu sinh non ở bà bầu


Tăng tiết dịch âm đạo

Đây là dấu hiệu đầu tiên báo mẹ đang gặp rắc rối trong thai kỳ. Cụ thể là mẹ bỗng nhận thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…

Vì thế khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần đi bác sĩ kiểm tra ngay bởi đây được cho là dấu hiệu đầu tiên của sinh non.

Đau thắt lưng

Theo Trí thức trẻ, khi bạn thấy có những cơn đau lưng dưới ngày càng dồn dập đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng thì có thể là dấu hiệu của việc bạn sẽ sinh non. Nếu hiện tượng đau lưng của bạn kèm theo cả 2 hiện tượng trên thì bạn thực sự cần lời khuyên của bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Buồn nôn

Nếu trong thai kì từ tuần 20-37 mà bạn còn có cảm giác đầu áo choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.

Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách nằm xuống và theo dõi từng hoạt động của bé. Nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ bé không có gần 10 chuyển động thì bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

Xuất hiện các cơn co thắt

Các cơn co là một trong những biểu hiện, dấu hiệu của việc sinh non.
Nếu bạn thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới mà không phải do tiêu chảy đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút khi mang thai hay chảy máu âm đạo thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.

Vỡ nước ối

Hiện tượng này thì tùy từng người, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Bạn cần lưu ý đặc biệt trường hợp này, khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé.

Có thể giảm nguy cơ sinh non?

Câu trả lời là có thể. Tuy có một số thai phụ dù không nằm trong nhóm có nguy cơ vẫn sinh non nhưng nếu trong quá trình mang thai, thai phụ chú ý chăm sóc sức khoẻ tốt thì cũng giúp giảm được phần nào nguy cơ sinh non do đó trong quá trình thai kỳ thai phụ cần lưu ý:
Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ bất cứ bất thường nào của cơ thể
Ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học
Khi có những bệnh xuất hiện trong quá trình thai kỳ như tiểu đường khi mang thai, tăng huyết áp khi mang thai… cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng stress, không làm việc nặng nhọc.
Không hút thuốc, tránh việc sử dụng rượu bia.
Không sử dụng thuốc bừa bãi.
Previous
Next Post »

Bản đồ