Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Trị ngứa khi mang thai bằng lá khế


Bắt đầu thời kỳ thai nghén cơ thể của mẹ có rất nhiều thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn rất dễ mắc các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, sốt, ngứa...Và một trong những triệu chứng thướng gặp nhất đó là ngứa. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một loại lá trị ngứa khi mang thai rất hiệu quả và giá thành thì vô cùng rẻ


Ngứa làm cho mẹ bầu vô cùng khó chịu, đặc biệt vào là mùa hè


1. Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa

Ngứa là một triệu chứng khiến các mẹ bầu vô cùng khó chịu, tình trạng ngứa khắp người rồi nổi mẩn đỏ dầy đặc như bị lên mề đay khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy như có con ghẻ, ngứa như điên dại, gãi chảy cả máu. Nó có thể không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi nhưng lại rất khó khăn đối với mẹ bầu, đặc biệt trong mùa hè sắp tới. Những nguyên nhân phổ biết khiến bà bầu bị ngứa như:
- Do sự gia tăng hormone estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
- Các yếu tố như phụ nữ mang thai có tiền sử da khô, eczema, hoặc bị dị ứng thực phẩm đang ngày càng làm cho ngứa tồi tệ hơn.
- Nhóm các phụ nữ mang thai bị trong gan ứ mật (mật lưu thông kém) cũng có thể là da khô và ngứa. Rối loạn này có thể kèm theo các dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, và thậm chí cả vàng da.
- Viêm nang lông trong thai kỳ: Bệnh này bắt đầu khoảng quý ba của thai kỳ. dấu hiệu kèm theo xuất hiện các sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.
- Viêm da bóng nước: Căn bệnh này xuất hiện khoảng 20-21 tuần của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể tìm thấy các tổ ong mảng, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, nó lan rộng đến các vỉ bụng, lưng, tay, chân ...
-  Do tăng cân nhanh chóng : suốt quá trình mang thai mẹ bầu có thể tăng tớ 15 – 20kg, thậm chí có thể lên tới 25kg khiến mẹ bị rạn da rất nhiều. Đó là nguyên nhân dẫn đến ngứa ở những vùng như bụng, ngực, đùi...


Rạn da, viêm lỗ chân lông là những nguyên nhân hàng đâu gây ngứa cho mẹ bầu

Ngoài ra, nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai: Bạn đang đổ mồ hôi rất nhiều; bạn bị trĩ, ngứa hậu môn có thể gây ra; bạn có căng quá mức (thường là trong những tháng cuối của thai kỳ), các mảng ngứa xuất hiện ở bụng, ngực, mông, đùi ..

2. Phương pháp trị ngứa ngoài da bằng lá khế

Theo Đông y thì khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc do đó cũng phát huy hiệu quả rất tốt trong việc giảm ngứa cho mẹ bầu. Để trị ngứa da, mẹ bầu có thể áp dụng 2 cách sau:

Dùng trực tiếp: 
Lấy lá khế tươi cho vào chảo rang đến khi héo và đạt nhiệt độ nóng vừa phải, tránh nóng quá có thể bị bỏng. Sau đó, chà sát lên vết ngứa liên tục vài lần cho đến khi hết ngứa thì thôi


Lá khế


Dùng để tắm:
 Mẹ bầu lấy lá khế tươi, sửa sạch sau đó cho khoảng 1,5 – 2 lít nước vào đun sôi kỹ, Sau đó lấy khăm mềm lau những vùng da bị ngưa và tắm lại bằng nước sạch.
Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả, giá thành rẻ mà lại rất an toàn cho sức khỏe của bà bầu. Lá khế có thể giảm bớt các nốt ngứa dị ứng, viêm lỗ chân lông rất tốt. Ngoài ra, mẹ bầu nên lưu ý một điều rằng phải hạn chế việc gãi nhiều nhất có thể, bởi gãi nhiều sẽ làm tổn thương da, để lại vết sẹo, vết thâm và dễ bị nhiễm khuẩn cho da. 


Xem thêm bài viết:



Previous
Next Post »

Bản đồ