Tư vấn sử dụng củ gai an thai

MANG THAI TUẦN THỨ 28


Thời điểm đếm ngược đến giai đoạn sinh con đã bắt đầu. Bạn đã đi được hơn 3/4 chặng đường mang thai và giai đoạn này sẽ làm bạn ngạc nhiên vì 12 tuần còn lại sẽ qua rất nhanh. Cơ thể bé ở tuần thứ 28 đang tiếp tục hoàn thiện và cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để phát triển bộ xương.



1. Những thay đổi của mẹ bầu

a. Những thay đổi về mặt thể chất

- Em bé trong bụng bắt đầu phát triển hơn và sẽ dịch chuyển xuống chèn vào bàng quang làm cho bạn cần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thậm chí, bạn sẽ cảm giác khó chịu vì đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác là chưa tiểu hết. Tuy nhiên, bạn đừng nên chạy vội vã ra khỏi nhà vệ sinh. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng làm trống bàng quang mình và vệ sinh tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Chứng mất ngủ vào buổi tối bắt đầu gây khó chịu cho bạn dù bạn đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục. Tuy nhiên, có vài biện pháp như việc duy trì thói quen trước khi đi ngủ của mình, tránh đưa lượng caffeine vào cơ thể vào buổi chiều, nằm ở hướng gió mát nhè nhẹ trong phòng ngủ và đảm bảo một cái giường thật êm ái cùng gối dựa giúp bạn thay đổi tư thế cho thoải mái. Bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc an thần và thuốc ngủ vì những loại được phẩm này có tính rủi ro cao và không có lợi cho thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa, kê thêm gối, nằm nghiêng một bên và kê đùi trên gối ôm dài.
- Bạn cũng cảm thấy khó chịu với chứng chuột rút do giãn tĩnh mạch ở chân. Có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân khiến chân bị chuột rút. Ở một vài trường hợp, phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch nơi âm đạo tạo sự khó chịu cực kỳ nếu đang bị trĩ cùng giai đoạn. Vài biện pháp cải thiện như chọn đồ lót có chất liệu lycra phù hợp yêu cầu vừa bó sát và phải co giãn tốt thuận tiện các cử động, chọn vớ dài phù hợp hỗ trợ, ngâm mình hoặc tắm mát và tránh đứng quá lâu. Kiểm tra việc tăng cân và nâng chân và đùi cao bất cứ khi có thể. Chứng giãn tĩnh mạch có thể giảm sau khi sinh vài tháng, nhưng vẫn có thể tiếp tục gây cho bạn sự khó chịu trong vài trường hợp.

b. Thay đổi về mặt tinh thần

- Nếu bạn còn phải chăm sóc thêm đứa con lớn trong lúc mang thai, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy bạn hãy tranh thủ kết hợp việc nghỉ trưa với các con. Hãy thoả thuận với ông xã việc chăm sóc con cái, phân chia việc nhà để bạn có thời gian nghỉ. Sự mệt nhọc có thể làm tâm trạng mọi người trong nhà đi xuống.
- Bạn có gặp khó khăn trong việc tập trung? Nếu bạn đang học tập hoặc nghiên cứu, bạn sẽ thấy tâm trí mình bay bổng ngoài cuốn sách. Tập trung vào những công việc cần làm ngay có thể cần một lực tập trung tinh thần cao độ khi bạn đang trong giai đoạn thai kỳ cuối. Nếu bạn đang chần chừ và tìm lý do để không phải làm việc bạn phải làm, hãy tự cài đặt giờ đồng hồ chính xác khoảng thời gian mình cần phải làm. Hãy tự ép mình phải thật sự tập trung trong vòng một tiếng và nghỉ giải lao. Nó sẽ rất hiệu quả!

2. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 28 tuần nặng khoảng 1- 1,1 kg và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 33 - 35 cm (đầu đến mông khoảng 23 - 25 cm).
Từ tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu xoay đầu về vị trí đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Hầu hết khoảng thời gian trong ngày bé bận rộn với việc tập những kỹ năng mới như nháy mắt, mút ngón tay, ho, nấc và hít thở.
Cũng tại thời điểm này, thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng lọc qua tử cung của mẹ. Trong não của bé hàng tỉ tế bào thần kinh đang phát triển, bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với các vết lõm điển hình; lông mày, lông mi của bé đã xuất hiện và tóc mọc dài ra; chất béo trong cơ thể bé tăng lên nên thân hình tròn trịa hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.
Ngay ở thời điểm này, qua thiết bị siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.
Nếu bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sinh, bé vẫn còn đến hai tuần để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy mẹ chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.

3. Lời khuyên cho tuần này

- Tham gia câu lạc bộ và tham khảo các thông tin, kinh nghiệm về việc mang thai và chăm sóc em bé. Đây là lúc bạn nâng cao kiến thức và tạo cho mình một triết lý về cách nuôi dạy con của riêng mình.
- Hãy bắt đầu chuẩn bị phòng cho con với giường, cũi, xe đẩy, phòng tắm và quần áo, v.v… Có thể vẫn còn hơi sớm để giặt giũ sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng nhưng bạn sẽ cảm nhận niềm vui khi gấp những món đồ nhỏ xinh của bé. Hãy cho những người thân của bạn biết về sự sắp ra đời của bé để bé có thể nhận được những món quà yêu thương của mọi người.
- Nếu chưa tiêm phòng uốn ván, mẹ nhớ đến các trung tâm y tế để chích ngừa nhé. Tiêm phòng uốn ván thường được chỉ định tiêm từ tháng thứ 6 thai kỳ và tiên lại mũi tiếp theo sau 1 tháng.
- Để có được giấc ngủ ngon, bà bầu nên mua cho mình những chiếc gối hình nhữ U, C, J dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp mẹ có tư thế ngủ thoải mái nhất.


Previous
Next Post »

Bản đồ