Bạn đang
ở giữa giai đoạn của sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Thời điểm này, bé có thể
biểu lộ nhiều cử chỉ buồn cười trên khuôn mặt như nheo mắt, cau mày, thậm chí
còn cười mỉm trong bụng mẹ.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
Những
thay đổi về mặt thể chất
- Lúc
này, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên rất nhiều nên có thể làm cho
bạn cảm thấy nóng và da ửng đỏ, cho dù thời tiết có đang mát lạnh. Thực sự
không thể dựa vào bạn để ước lượng nhiệt độ trong phòng vào lúc này. Hãy nhìn
xem, lòng bàn tay của bạn đang ửng đỏ. Nếu lúc này bạn đi coi bói, thầy bói xem
tay bạn và phán rằng bạn đang có thai, thì cũng đừng ngạc nhiên. Thậm chí nếu
khi đó bụng bạn chưa to ra, thì các đường chỉ tay màu đỏ cũng là một trong những
dấu hiệu cho biết bạn đang có thai, chứ hoàn toàn không phải là do thầy bói giỏi
và đoán đúng.
- Bạn
cũng có thể nhận thấy các tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn, và chân sẽ bị
đau nếu đứng lâu. Nếu bạn đã có con trước đó, và bạn đang bị thừa cân hoặc có
tiền sử gia đình, bạn sẽ có thể dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Một số bà bầu cần
phải mang vớ hỗ trợ để giúp máu quay trở ngược lên chân phía trên. Mỗi khi nằm,
bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên cao hơn một chút, và hạn chế đứng khi có
thể.
- Vào
giai đoạn này, tóc của bạn thường dày và đẹp. Thông thường, tóc luôn có chu kỳ
phát triển và rụng, tuy nhiên, khi bạn mang thai thì tóc sẽ không rụng nhiều.
- Móng
tay của bạn lúc này có thể trông hơi lạ. Nhiều bà bầu thấy móng tay mình trở
nên giòn hơn, yếu và dễ bong ra. Sơn trên chất làm cứng móng tay sẽ không có hại
gì cho bạn hay em bé, chỉ cần bạn làm việc đó ở một nơi thoáng khí, vì như vậy
bạn sẽ không phải hít vào mùi sơn với nồng độ đậm đặc.
b. Những thay đổi về cảm xúc
- Có một
sự chuyển đổi lạ diễn ra trong thời gian này. Nhìn hình thức bề ngoài thì bạn vẫn
chưa có vẻ gì là có thai, nhưng cả tủ quần áo thì hình như không còn cái nào có
thể mặc vừa nữa. Cái mặc vừa vòng bụng thì sẽ bị chật vòng ngực. Do vậy, việc
ăn mặc có vẻ khó khăn hơn. Chọn được cái nào để mặc cho vừa vặn là đã khó, cho
đẹp thì còn khó hơn. Thôi thì đi mua sắm vậy! “Liệu pháp” này có vẻ sẽ có hiệu
quả tốt nhất.
- Bạn có
thể cảm thấy một chút sợ hãi, một chút nghi ngờ về quyết định có con của mình.
Bạn cũng nghi ngờ khả năng của chính mình, tự hỏi không biết chồng mình có thật
sự xứng đáng là cha của đứa bé hay không. Bạn nghĩ về thời thơ ấu của mình, rồi
tự hỏi không biết mình sẽ nuôi nấng đứa bé như thế nào. Những điều này là hoàn
toàn bình thường, có thể choáng ngợp trong tâm trí bạn, nhất là vào thời điểm
tinh mơ đầu giấc sáng khi mà cái tôi lý trí của mình không được mạnh mẽ. Hãy
tâm sự với chồng của bạn. Những lo lắng này thật sự rất phổ biến ở hầu hết phụ
nữ có thai.
- Nếu
trước đây bạn vẫn luôn là một người phụ nữ độc lập, thì lúc này có thể sẽ là thời
gian thử thách cho bạn. Bạn có thể phải cần đến sự giúp đỡ của ông xã. Điều này
không nhất thiết có nghĩa là bạn đã trở nên phụ thuộc, hoặc ít có khả năng hơn.
Việc mang thai, ở nhiều góc độ, là một quá trình cần có sự sẻ chia, và anh ấy sẽ
thích thú với những cơ hội giúp anh cảm thấy có thể đóng góp bằng một cách nào
đó.
2. Sự phát triển của thai nhi
Cha mẹ rất
bất ngờ vì da bé bây giờ vô cùng mềm mại. Da em bé liên tục phát triển, rất mỏng
và có vẻ hơi mờ nên rất dễ nhìn thấy các mạch máu thông qua lớp da mỏng đó. Phần
tóc và lông mày đang phát triển mạnh. Tai của bé dần như ổn định nhưng vẫn thấp
trên đầu.
Bên
trong, hệ thống xương và cơ bắp của bé tiếp tục phát triển. Bé bắt đầu có những
cử động ở đầu, miệng và tay chân.
Những
thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 15:
Ngày thứ
99: Ở ngày này, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay của em bé đã phân hóa rõ
ràng hơn.
Ngày thứ
100: Đầu của bé vẫn còn tương đối lớn so với cơ thể, phần trán phình ra
Ngày thứ
101: Bàn tay của bé phát triển rất tốt nhưng da tay rất mỏng và trong suốt nên
có thể thấy các mạch máu ở đây.
Ngày thứ
102: Bây giờ bé có thể đá, huých nhẹ, hãy chú ý để cảm nhận những cú “song phi”
của bé nhé.
Ngày thứ
103: Não bé đang phát triển cực kì nhanh chóng, phần đầu gối đã rõ ràng hơn
Ngày thứ
104: Em bé nuốt nước ối thường xuyên hơn. Bàng quang nhỏ cũng có thể nhìn thấy
giống như một cấu trúc chứa đầy chất lỏng màu đen trong khung xương chậu.
Ngày thứ
105: Ở thời điểm này mũi bé vẫn còn thấp, đôi mắt chiếm phần lớn khuôn mặt
3. Lời khuyên cho tuần này
- Cố gắng
tránh đứng lên quá nhanh nếu bạn đã ngồi trong một thời gian lâu. Huyết áp sẽ
có một khoảng hụt tự động khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đứng lên đột ngột, có
thể gây ra chóng mặt hay ngất xỉu. Hãy đứng lên từ từ cho cơ thể bạn có đủ thời
gian để điều chỉnh.
- Nếu
đeo kính, hãy đi kiểm tra mắt với bác sĩ nhãn khoa, bạn có thể cần phải thay
tròng mới. Nếu bạn thường sử dụng kính sát tròng thì lúc này bạn có thể cẩm thấy
nó không được thoải mái như trước nữa. Những thay đổi này thường xảy ra trong
khi bạn mang thai, tuy nhiên, chúng sẽ ổn sau khi bạn đã sinh em bé.
- Hãy giữ
gìn vệ sinh cẩn thận nếu bạn dễ bị nổi mẩn, đặc biệt ở vùng háng, dưới hai bên
ngực, và vùng nách- những nơi có da cọ xát với nhau và thường bị nóng nực. Bạn
nên tắm và thay đồ lót thường hơn. Chất liệu cotton vẫn là thích hợp nhất vì nó
thấm mồ hôi và giúp da dễ thở hơn.
- Vào buổi
tối, bạn hãy nằm yên và cố gắng tập trung vào những gì diễn ra bên trong bụng.
Bạn sẽ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của em bé.
- Về chế
độ dinh dưỡng, những bữa ăn với nhiều thực phẩm giàu chất xơ và phô mai sẽ tăng
lượng chất mà bé cần, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu hóa của bé hoàn thiện
hơn. Mẹ cần khoảng 300 calo mỗi ngày. Tăng cường rau củ trong khẩu phần ăn các
mẹ nhé.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Sign up here with your email