Tuần thứ
11 của thai kỳ là cột mốc đánh dấu việc bạn và bé yêu chuẩn bị bước sang chu kỳ
mang thai thứ 2 với nhiều khó khăn mệt mỏi. Em bé của bạn hiện giờ gần như hoàn
chỉnh. Tay của bé sẽ sớm nắm mở thành nắm đấm, chồi răng nhỏ bắt đầu xuất hiện
dưới nướu răng của mình, và một số xương đang bắt đầu cứng lại.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về thể trạng
- Đối với
hầu hết các mẹ bầu, chứng táo bón khi mang thai là cơn ác mộng. Táo bón là một
triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Để phòng ngừa triệu chứng này một
cách hiệu quả, hàng ngày bạn nên ăn bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống
nhiều nước và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ có trong ngũ cốc, cam,
chanh và các cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu
quả tốt trong điều trị táo bón. Một số loại thuốc chống táo bón có thể được sử
dụng cho phụ nữ có thai; tuy nhiên, hãy thử áp dụng các biện pháp từ thiên
nhiên kể trên trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.
- Ở tuần
thứ 11, tử cung lúc này đạt kích thước của
một quả bưởi. Bạn thấy nặng nề hơn mỗi khi ngồi xuống và mệt mỏi hơn vào cuối
ngày.
- Có thể
bạn đã hơi ra dáng một bà bầu. Bụng to lên và vùng da quanh rốn sẫm màu hơn. Nếu
bạn đang mang thai con rạ, bụng cuả bạn sẽ to hơn so với lần mang thai đầu
tiên. Các cơ và dây chằng hỗ trợ bụng trở nên lỏng lẻo hơn. Lúc này quần áo rộng
rãi là rất cần thiết để giúp bạn cảm thấy thoải mái và che đi phần nào vòng hai
đang ngày một lớn hơn.
- Nếu bạn
vẫn mắc chứng buồn nôn, thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ.
Cách này giúp cho bạn không bao giờ bị đói, vì sản phụ được khuyên không nên để
bụng đói nhằm ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng
phụ nữ mang thai bé trai thường có xu hướng ăn nhiều hơn mang thai bé gái. Tuy
nhiên, kết quả này không đúng cho tất cả các trường hợp, bạn hãy ăn đầy đủ và
đa dạng các chất theo nhu cầu để bé phát triển tốt.
b. Những thay đổi về cảm xúc
- Từ tuần
này, nhiều bà bầu đã làm quen hơn với việc có thai. Kích thước của bụng không ảnh
hưởng nhiều đến các hoạt động thường nhật và cơn ốm nghén cũng đã giảm bớt.
- Nhờ vậy,
bạn thấy khoẻ khoắn hơn và có thể lại gần gũi với chồng sau một thời gian chịu
đựng những cơn nghén cuả thai kỳ. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc,
chia sẻ và lắng nghe anh ấy.
- Ngực của
bạn trở nên to hơn, điều này có thể mang lại cho bạn những sự chú ý không mong
muốn. Mặc áo rộng chỉ có thể giúp bạn che bớt phần nào. Trong thực tế, khi mang
thai ngực của bạn sẽ có nhiều thay đổi để tiết sữa có hiệu quả để cho con bú.
Hãy làm quen với những ánh nhìn này bạn nhé!
2. Sự phát triển của thai nhi
Từ tuần
này đến tuần 20, em bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng từ kích thước 5cm đến
20cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Để hỗ trợ cho sự phát triển vượt bậc này, cách
mạch máu trong nhau thai đang gia tăng cả về quy mô lẫn số lượng để cung cấp chất
dinh dưỡng cho bé.
Khuôn mặt
của bé phát triển để hoàn thiện. Nếu bạn nhìn thấy hình ảnh của bé thông qua
siêu âm, điểm nhấn chính là phần đầu của bé chiếm gần bằng một nửa chiều dài cơ
thể.
Cơ quan
sinh sản của em bé phát triển nhanh chóng. Cả bé trai và bé gái đều phát triển
như nhau cho đên hết tuần 11 và để phân biệt chính xác nam hay nữ thì phải chờ
đến tuần thai 14. Điều tuyệt với là những giác quan của em bé bắt đầu phát triển.
Những
thay đổi của em bé theo ngày trong tuần thứ 11:
Ngày thứ
71: Các bộ phận của bé bắt đầu được nhìn thấy rõ ràng, đặc biệt là tai, tay
chân và dây rốn
Ngày thứ
72: Đầu của bé lúc này đã bằng một nửa chiều dài cơ thể, tay chân còn ngắn
nhưng bàn tay và bàn chân lúc này đã khá lớn
Ngày thứ
73: Hình chụp 2D của bé lúc này cho thấy một em bé nằm nghiêng đầu sang bên phải.
Ngày thứ
74: Dây rốn bắt đầu cuộn hơn khi thai nhi phát triển mạnh
Ngày thứ
75: Hình dáng của tai ngoài ngày càng rõ ràng hơn, đôi mắt gần hơn và cổ đang
tiếp tục kéo dài ra
Ngày thứ
76: Dây rốn của bé chứa 2 động mạch xoắn ốc mang máu đến nhau thai và tĩnh mạch
di chuyển máu cho em bé phát triển.
Ngày thứ
77: Tay của bé bây giờ đã dễ dàng đưa lên cổ hoặc lên miệng. Tai và mắt của em
bé đã được thấy rõ ràng.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Từ tuần
thứ 11 của thai kỳ, do sự gia tăng lưu lượng máu qua niêm mạc mũi, các thai phụ
thường dễ mắc các chứng bệnh nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai. Vì vậy, bạn hãy
mang theo nhiều khăn giấy bên mình để dùng khi cần thiết.
- Cần đảm
bảo cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Mức tăng cân lý tưởng trong
thời kỳ mang thai là từ 10-12 kg. Bạn nên chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng
thực phẩm. Kiểm soát cân nặng hợp lý và cần thận trọng trong việc lựa chọn các
loại thức ăn hàng ngày.
- Nếu muốn
giảm dần các loại nước uống mà trước đây bạn hay uống như: trà, cà phê, bạn có
thể sử dụng các loại trà thảo dược phù hợp với các bà bầu. Cố gắng uống 8 cốc
nước/ngày, nhưng hạn chế uống trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần
trong đêm.
- Nếu ngủ
không ngon giấc, bạn hãy tập các bài thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ. Những giấc
mơ kỳ lạ cũng thường rất phổ biến trong thời kỳ bầu bí và cũng là nguyên nhân
khiến bạn thức giấc nửa đêm. Lúc này, bạn vẫn còn bị nghén và đến tuần thứ 12
hiện tượng này sẽ giảm đi.
- Lưu ý
thêm là bạn không nên nằm sấp khi ngủ nữa, như các chuyên gia nói rằng vị trí
này làm tăng lưu lượng máu cho em bé. Một chiếc gối có thể giúp cho bạn nằm ngủ
một bên thoải mái hơn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Sign up here with your email