Trong suốt 9 tháng mang thai, 3 tháng đầu được xem
là giai đoạn "nhạy cảm" nhất, do thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu chưa
quen với những biến đổi của cơ thể. Bà bầu nên ăn gì, kiêng gì trong giai đoạn
này để thai nhi phát triển tốt nhất?
Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng
đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy
cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
mang thai sau đây.
1. Nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg.
Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ
có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho
sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải
chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu
hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa
phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon
miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ
ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,
các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào
não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời
tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi
ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa
mỗi ngày).
- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và
các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu
máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của
em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt
mỗi ngày.
- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh,
đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành
hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức
xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần
kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại
rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc
một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và
nội tạng động vật như gan, tim…
- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay
từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy
ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để
tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng
15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp
vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa
kính.
- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch
máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa
giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh,
trái cây…
2. Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kì ?
- Thịt chưa nấu chín
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê,
nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt
sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
- Bánh có trứng sống
Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống.
Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn
toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức
20.000 vi khuẩn salmonella. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số
món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng
– trứng đánh bông mà không qua nướng chín.
- Nước ép hoa quả tươi mua sẵn
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc
quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn
có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở
nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
- Thịt gia cầm sống
Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm
sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt
trùng hoàn toàn.
- hải sản hun khói
Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải
sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ
trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi
ăn.
- Thịt nguội và xúc xích
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria
có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên
tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội
và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc
nướng trước khi dùng.
- Sushi
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9
tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống
đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã
khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
- Pate
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó
có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn
này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt
dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
- Sữa chưa được tiệt trùng
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được
tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản
phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn. Ngoài ra, 3 tháng đầu mang thai không
nên uống rượu , bia (thức uống có cồn) hoặc các loại nước uống có caffein. Mẹ bầu
nên tránh nhuộm tóc, tránh sơn móng tay để giúp thai nhi khỏe mạnh mẹ bầu nhé.
- Salad
Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món
salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ
mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt
trùng.
- Động vật có vỏ sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của
các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn
thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn
các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến
khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
- Cá có chứa thủy ngân
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân.
Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai
nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý
kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang
thai.
- Rau mầm
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi
khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng
này gần như không thể rửa sạch.
- phô mai
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi
phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có
thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô
mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm
có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn.
- Buffet
Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì
có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế
biến trong vòng 2 giờ.
Ngoài những thứ kể trên các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng
để được tư vấn và bổ sung những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn trong thời
kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Sign up here with your email