Các mẹ bầu trong quá trình mang thai rất có thể có
nguy cơ sinh non dù được chăm sóc khá kĩ lưỡng, vậy dấu hiệu nhận biết sinh non
ở bà bầu, nguyên nhân sinh non, biện pháp khắc phục sinh non như thế nào?
Thời gian mang thai là khoảng thời gian mẹ và bé yếu nhất,
có rất nhiều tác động từ trong và ngoài cơ thể mẹ có thể dẫn đến tình trạng mẹ
bầu sinh non đặc biệt là từ tuần 20- 37 của thai kì. Trong đó có 40% trường hợp
sinh non mà ngay cả các chuyên gia cũng chưa xác định được nguyên nhân. Do đó,
nếu bạn đang mang thai, bạn cần nhận biết các dấu hiệu sinh non sau để có liệu
pháp điều trị ngay, giảm thiểu rủi ro mất bé của mình.
1. Nguyên nhân sinh non
Thống kê được thực hiện tại Mỹ cho thấy, có hơn 476.000 trẻ
được sinh sớm hơn dự định. Con số này ở Anh là 50.000 trẻ mỗi năm và ở Pháp, tỷ
lệ trẻ sinh non chiếm khoảng 7% . Chính vì vậy, tìm hiểu lý do vì sao dẫn đến
tình trạng này là cần thiết để biết và có cách hạn chế tốt hơn.
- Các bệnh lý từ mẹ. Dù có đến 50% ca sinh non không xác định
được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được, mẹ bầu
cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Trong đó,
bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan
siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường
giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản
giật…
- Các dị tật ở tử cung. Dị tật tử cung là một trong những
nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao
gồm: hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ
có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi,
cổ tử cung ngắn…
Mẹ bị stress trầm trọng. Thường xuyên có tâm trạng bất an,
lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ
tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần
kinh dẫn đến sinh non.
- Thiếu vitamin B9. Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát
hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin
B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin
này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ
28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32.
- Quá trình vôi hóa, tích tụ canxi của màng bào thai. ĐH
Yale (Mỹ) đã có một đột phá quan trong trong việc giải thích những bí ẩn của
sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh.
Trưởng nhóm nghiên cứu Lydia Shook cho biết: “Nước ối có tiềm năng hình thành
các hạt nano và cặn canxi gây tồn động và gây vôi hóa màng bào thai, làm vỡ màng
nước ối ở thai phụ dẫn đến tình trạng sinh non”.
- Ảnh hưởng của mùa trong năm. Nguyên nhân được cho là có
liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm do virus theo mùa, kết hợp
những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức tiếp xúc với ánh mặt trời…
- Các nguyên nhân khác. Ngoài những lý do đã nêu, sinh non
còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít
nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên,
nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần… Ngoài ra, thời gian làm việc
của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, làm
việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai
bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
2. Rủi ro khi trẻ bị sinh non
Các rủi ro mà bé có thể gặp phải khi mẹ chuyển dạ sớm là bị
ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp
do cơ thể thiếu Surfactant – chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp
khi thở ra, chất này chỉ hình thành ở trẻ sơ sinh đủ tháng; nhiễm trùng do sức
đề kháng yếu khiến bé dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; dễ bị vàng da, 100% trẻ sinh
dưới 1,5 kg sẽ mắc phải căn bệnh này do gan chưa phát triển đủ để thực hiện chức
năng chuyển hóa; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng
bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn
mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh
võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng
trưởng thể chất v.v…
Các vấn đề này đều có nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí tử
vong ở trẻ sơ sinh nếu không được thăm khám và chăm sóc cẩn thận.
3. Dấu hiệu nhận biết sinh non
- Tăng tiết dịch âm đạo
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy âm đạo luôn bị ẩm ướt, dịch chẩy
ra có chất nhầy hay máu nhiều (cũng có thể chảy máu rải rác) thấm cả ra ngoài
quần. Vậy bạn cần đi bác sĩ kiểm tra ngay bởi đây được cho là dấu hiệu đầu tiên
của sinh non.
- Xuất hiện các cơn co thắt
Nếu bạn thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới mà không phải
do tiêu chảy đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo
thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.
- Đau thắt lưng
Ban có những cơn đau lưng dưới ngày càng dồn dập đặc biệt là
với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng. Nếu hiện tượng đau lưng của bạn
kèm theo cả 2 hiện tượng trên thì bạn thực sự cần lời khuyên của bác sĩ.
- Bạn cảm thấy bị gia tăng áp lực lên khu vực xương chậu
Hiện tượng này là do thai nhi tụt xuống sâu, đè nặng lên khu
vực xương chậu của bạn làm cho bạn có cảm giác nặng nề. Hiện tượng này giống hiện
tượng chuẩn bị sinh của mẹ bầu.
- Buồn nôn
Nếu thai kì từ tuần 20-37 mà bạn còn có cảm giác đầu áo
choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi
của bạn, có thể dẫn đến sinh non.
- Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động
Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách nằm xuống và theo dõi từng
hoạt động của bé. Nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ bé không có gần 10 chuyển
động thì bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
- Co rút tử cung 10 phút/ lần
Khi bạn xuất hiện dấu hiệu tử cung co rút 10 phút/ lần kèm
theo các dấu hiệu trên bạn cần đến bệnh viện ngay.
- Vỡ nước ối
Hiện tượng này thì tùy từng người, có người vỡ nước ối chỉ
nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Bạn cần lưu ý đặc biệt trường hợp này,
khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể
nguy hiểm tới tính mạng của bé.
4. Cách phòng tránh
- Mẹ cần phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong
thai kỳ. Nếu mẹ đã xuất hiện các dấu hiệu sinh non thì nên có chế độ chăm sóc sức
khỏe đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Mẹ cũng nên tránh stress để giảm các nguy cơ sinh non.
- Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo sinh non mẹ nên đến bệnh
viện khám để có cách chăm sóc tốt nhất.
- Nếu mẹ đã được chuẩn đoán có nguy cơ sinh non thì nên nằm
nghỉ ngơi nhiều. Tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực cho cơ
thể giúp cho quá trình chuyển dạ chậm lại.
- Trong trường hợp mẹ bị hở eo tử cung có thể dự phòng sinh
non bằng cách khâu eo tử cung.
- Thuốc giảm các cơn co thắt như beta – adrenergic cũng được
kê cho mẹ có dấu hiệu sinh non để hãm quá trình lại nếu thai nhi chưa đủ sức khỏe
để chào đời.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan:
1: Công dụng của củ gai với phụ nữ có thai .
2: Hướng dẫn dùng củ gai đúng cách cho bà bầu
3: Bán củ gai tươi tại Hà Nội và toàn quốc
4: Giới thiệu về cây gai và củ gai.
5: Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thai
1: Công dụng của củ gai với phụ nữ có thai .
2: Hướng dẫn dùng củ gai đúng cách cho bà bầu
3: Bán củ gai tươi tại Hà Nội và toàn quốc
4: Giới thiệu về cây gai và củ gai.
5: Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thai
Sign up here with your email