Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì?

Những bà bầu bị ốm nghén nặng thường lo lắng con mình sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu.  Rất nhiều bà bầu khổ sở vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vậy khi bị ốm nghén nên ăn gì? Các mẹ cùng đi tìm hiểu để bổ sung kiến thức mang thai giúp giảm chứng ốm nghén trong thai kì và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu nhé. 


1. Một số lưu ý trong thời gian ốm nghén 


- Không bỏ đói cơ thể
Ốm nghén nên “ngại” ăn? Sai lầm rồi bầu nhé! Thực tế, việc dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài ngược lại sẽ khiến tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.

- “Cứu cánh” cho buổi sáng
Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng và cần được bổ sung thức ăn.

om nghen nen an gi

- Lựa thực phẩm đúng cách
Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm dễ “bốc mùi” và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.

- Uống đủ nước
Ngoài giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, bổ sung nhiều chất lỏng khi mang thai cũng giúp hạn chế ốm nghén hiệu quả. Không chỉ nước lọc, mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa…

- Ăn nhẹ trước khi ngủ
Một bữa ăn nhẹ với ngũ cốc, hoa quả hoặc sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp cung cấp protein, năng lượng cho cơ thể mà còn giảm ốm nghén cho bầu.

- “Thủ sẵn” trái cây
Thường xuyên mang theo trái cây, nhất là cam, chuối có thể ít nhiều cảm giác buồn nôn của mẹ bầu.

- Bổ sung vitamin B6
Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong các loại vitamin, B6 là loại có thể hạn chế phần nào tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vì vậy, thường xuyên “măm” các thực phẩm giàu loại vitamin này, mẹ nhé!


2. Ốm nghén nên ăn gì?


1. Uống nước mía + gừng tươi

Mẹ bầu chỉ cần cho vài giọt nước gừng vào cốc nước mía, hâm nóng chúng lên và uống. Cách này cực kỳ hữu dụng cho mẹ bầu hay nôn mửa, có cảm giác đắng miệng, khát nước hay nôn khan đấy nhé.
2. Hoài sơn + thịt lợn nạc + gừng tươi

Chuẩn bị nửa lạng thịt nạc cùng 1 lạng hoài sơn và 5g gừng. Thái nhỏ thịt và hoài sơn, đập dập gừng, cho vào chung với nhau nấu thật chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng khi còn nóng.

Những mẹ bầu hay nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn thì nên dùng bài thuốc này.
3. Nho khô + rễ gai

Sắc 30g nho khô và 10g rễ gai và uống trong 3 ngày liên tục sẽ giảm được triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu. Mỗi ngày uống hai lần.

4. Me

Mẹ bầu lấy khoảng 30gr me cạo vỏ và đun sôi với 300ml nước cho đến khi cạn thành 200ml, lọc lấy nước và khuấy cùng 10gr đường, uống ba lần trong ngày. Nên uống vài ngày để có kết quả. Thức uống này chống nôn ói hiệu quả đấy.
5. Bưởi

Rửa sạch 15g vỏ bưởi và đun sôi với 300ml nước cho đến khi còn 15ml nước. Chia nước này làm ba phần uống trong ngày, trước các bữa ăn chừng 20 phút và uống trong 5 ngày liên tục.
6. Nước chanh + nước ép bạc hà + đường

Với mỗi nguyên liệu trên đây bạn lấy mỗi thứ 1 thìa cà phê và pha lẫn chúng với nhau. Uống mỗi ngày ba lần và uống trong vài ngày để thấy hiệu quả.
7. Nước gừng + nước chanh + nước bạc hà + mật ong

Mẹ bầu cũng có thể pha chế hỗn hợp để chống ói bằng cách trộn nửa thìa nước gừng với 1 thìa các loại nước chanh vắt, bạc hà và mật ong. Dùng 3 đến 4 lần mỗi ngày khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
8. Gừng tươi + ô mai mơ

Với bài thuốc này mẹ bầu không cần uống mà chỉ cần lấy nước bôi lên lưỡi vài lần trong ngày. Nấu 30g gừng tươi và 10g ô mai mơ với nhau để lấy nước nhé.
9. Chanh tươi

Chanh tươi là cách đơn giản để mẹ bầu có thể chống nôn. Hãy uống một cốc nhỏ nước chanh pha mật ong hay đơn giản là ngửi mùi chanh cũng có thể khiến cảm giác buồn nôn bị đẩy lùi. Hoặc mẹ bầu có thể chế biến chanh tươi bằng cách dưới đây để gia tăng hiệu quả của loại quả này:

Gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nửa ký chanh và trộn chúng với đường hay mật ong, ướp trong 1 ngày. Sau đó đun nhỏ lửa chanh đã ướp cho đến khi cạn nước, cho thêm ít đường vào khi để nguội và ăn dần khi cảm thấy buồn nôn.

10. Trứng gà + giấm

Đun sôi 60ml giấm và khuấy tan với 30g đường, sau cùng cho trứng gà vào, đợi chín tới và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Với cách này thì mẹ bầu có thể giảm được các triệu chứng nôn dữ dội như nôn ra nước vàng, đắng, chua, bị bựa lưỡi vàng…
Previous
Next Post »

Bản đồ