Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?


Bị thủy đậu khi mang thai  ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé là điều luôn luôn được các mẹ bầu quan tâm. Trong bài viết này Đông Y Thái Phương sẽ cho các mẹ thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh thủy đậu khi mẹ bầu mắc phải.


Hệ miễn dịch yếu hơn khiến mẹ bầu mắc nguy cơ bị thủy đậu cao hơn gấp đôi so với bình thường

Khi bắt đầu thời kỳ thai nghén, hormon thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm là cơ hội cho virut xâm nhập vào cơ thể người mẹ như sốt, đau bụng, bị trĩ, thủy đậu…Một trong những bệnh nguy hiểm nhất cho cả mẹ và bé đó là thủy đậu. Đây là một bệnh ít xảy ra với người lớn, và đối với những người có sức đề kháng tốt thì hầu như không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong thời gian mang thai lại vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa, tỉ lệ phụ nữ có thai mắc thủy đậu lại cao hơn gấp đôi so với bình thường do hệ miễn dịch của mẹ giờ đây yếu hơn rất nhiều, khiến các mẹ bầu vô cùng hoang mang, lo lắng. Trong bài viết này Đông Y Thái Phương sẽ cho các mẹ thấy rõ việc bị thủy đậu khi có bầu nguy hiểm như thế nào cho em bé.

1. Vi rút thủy đậu là do đâu?


Bệnh thủy đậu được gây ra bởi vi-rút herpes zoster (herpes zoster virus), còn được gọi là vi-rút varicella zoster (varicella zoster virus). Nó được lan truyền qua các giọt nhỏ từ cái hắt hơi hoặc ho, hoặc qua tiếp xúc với quần áo , khăn trải giường, hoặc mụn phổng rộp vỡ của người bị bệnh. Các triệu chứng xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Bệnh dễ lây nhất từ 1 ngày trước khi ban xuất hiện cho đến 7 ngày sau khi ban xuất hiện, hoặc cho tới khi ban khô hoàn toàn và đóng thành vẩy.



Vi - rút thủy đậu có thể lây truyền từ mẹ sang con

2. Biểu hiện của thủy đậu

Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn...). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.



Cơ thể mẹ bầu trở nên ngứa ngáy, mệt mỏi, khó chịu hơn 


Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.

3. Vì sao phụ nữ mang thai thường dễ bị thủy đậu hơn bình thường?

Thủy đậu hay có tên dân gian thường gọi là trái rạ, là bệnh  do vi rút Varicella gây nên, thường bùng phát vào thời kỳ thời tiết ẩm, lạnh, thường là màu đông xuân hoặc có thể kéo dài đến hết mùa đông.Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biết nhất ở trẻ em, nhưng với người lớn thường có những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn như viêm phổi bội nhiễm do vi khuẩn. Tuy nhiên những người bị thủy đậu sẽ có hệ miễn dịch suốt đời, có nghĩa là hầu hết chỉ bị mắc bệnh này duy nhất một lần trong đời.

4. Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với sức khỏe của mẹ và bé

Đối với mẹ:


Riêng đối với phụ nữ mà bị thủy đậu khi mang bầu  thì lại là điều vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của em bé. Trong thời gian này hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn rất nhiều do với bình thường, nên nguy cơ bị mắc thủy đậu là rất cao. Phụ nữ khi mang thai nhiễm thủy đậu có nguy cơ biến chứng sang viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí nếu bệnh nặng có thể gây ra tử vong.

Đối với em bé

Vi rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nó có thể gây ra  tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây dọa sẩy thai ,thai chết lưu hoặc động thai do sốt quá nặng . Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.

5. Cách xử lý thủy đậu khi mang thai


Phòng bệnh hơn chữ bệnh nên lời khuyên tốt nhất là chị em phụ nữ nên đi tiêm chủng ngừa thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai (nếu đã từng tiêm trước đó thì không cần tiêm lại). 


Mẹ bầu cần được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu ít nhất 3 tháng trức khi mang thai
Khi nhiễm thủy đậu, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nơi thoáng mát, sạch sẽ, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn thêm nhiều hoa quả có tính mát, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hạn chế gãi, không được làm vỡ bóng nước vì có thể bị nhiễm nhiều hơn. Cách ly để chống lây lan cho đến khi vết thương đóng vảy và khô hẳn. Cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu bị sốt không được tự ý uống thuốc mà phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ.


Bà bầu cần được nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

Vì nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu, các thai phụ chưa có kháng thể bảo vệ (chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa trước khi mang thai) nên dùng varicella zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm với bệnh.

Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh. Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu nên tránh gió, kiêng đụng nước quá nhiều, nên nghỉ ngơi tránh đi lại ra ngoài quá nhiều dễ bị nhiễm khuẩn ở các nốt bóng nước. Nên chờ đến khi vết thương đóng vảy mới bắt đầu sinh hoặt lại như bình thường. Tuyệt đối không được tự ý bóc các mảng vẩy mà phải để nó tự bong, tránh để lại sẹo trên da.


Xen thêm:

Bị thủy đậu khi mang thai nên kiêng gì?
Bị thủy đậu khi mang thai nên ăn gì?

Previous
Next Post »

Bản đồ