Khi thai nhi 32 tuần, phổi của bạn sẽ không căng lên được
như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể
bị ép, bị siết thật chặt. Điều vô cùng thú vị và tuyệt vời là từ tháng thứ 8,
thai nhi đã có thể ngủ mơ và đi tiểu.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
- Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5
cen-ti-met. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và
điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn.
- Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy
khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay
trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần
bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn
khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.
- Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày
nhiều hơn nữa trong tuần này. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một
ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có
thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng
lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ
được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ
ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được
thức ăn cứng.
- Thời gian này, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con
mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng
nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất
là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho
em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.
- Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm
thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn
cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân
cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu
quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa
sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng
phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của
bạn mà thôi.
- Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm
thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay
ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.
b. Thay đổi về mặt tinh thần
- Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc
quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có
thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể
đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại
cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời
gian mang thai này.
- Khi mang thai 32 tuần, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn
đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và
bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có
chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên
tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những
giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc
nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến
bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người
hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.
2. Sự phát triển của thai nhi
Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với
vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,7kg và trông ngày càng giống với thời điểm
chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 42cm.
Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng,
bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng
mình đang uốn lượn ngoằn ngoèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.
Điều vô cùng thú vị và tuyệt vời là từ tháng thứ 8, thai nhi
đã có thể ngủ mơ và đi tiểu. Qua các lần siêu âm, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh
của bé yêu rồi nhưng mọi thứ vẫn chưa thực sự hoàn thiện cho đến lúc bé sinh
ra.
Đến thời điểm này, móng tay, móng chân của bé mới bắt đầu định
dạng. Các móng tay và móng chân đã mọc dài. Lông mi, lông mày và tóc bé mọc rất
nhiều. Những sợi lông tơ đã bao phủ làn da bé suốt từ mấy tháng đầu đang bắt đầu
rụng dần đi, chỉ còn lại một ít ở vai và lưng. Phổi tiếp tục hoàn thiện chức
năng vốn có của nó.
Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh
nhiễm khuẩn. Móng tay bé lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn. Hệ xương của bé cứng
cáp hơn rất nhiều, trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác.
Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả. Do độ cân bằng
cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. Bạn cũng sẽ
không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng
quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.
- Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu
bạn chưa hoàn thành chúng. Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc bạn
có thể hoàn tất, và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Bạn cần
phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái rằng bạn đã xong xuôi công việc của
mình, và giờ là lúc bạn tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.
Sign up here with your email