Tuần thứ
31 của quá trình mang thai bé đang mập lên 500g mỗi tuần để thích nghi cho lúc
rời bụng mẹ sau này, tử cung lớn dần khiến mẹ di chuyển nặng nề và đau tức vùng
lưng.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
- Có thể
bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn này. Với những người
đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười
to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái
bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường
xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống
dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của
bạn khỏe hơn.
- Một
người bạn cũ sẽ quay trở lại với bạn – chứng ợ nóng. Em bé đang đẩy dạ dày và
ruột bạn lên cao, ra khỏi vị trí bình thường. Nghĩa là bạn không thể tiêu hóa
bình thường nữa. Một số thức ăn có thể khiến chứng khó tiêu và ợ nóng càng nặng,
và thậm chí có thể làm muối mặt bạn lúc nào không hay. Những thủ phạm nguy hiểm
nhất là đồ ăn cay, nóng, hay một bữa ăn thật no. Hãy hỏi bác sĩ hay dược sỹ của
bạn về những loại thuốc làm giảm độ axit an toàn cho bạn, có thể sử dụng được
khi đang mang thai. Sữa, da-ua, bánh sữa trứng và pho mát đều có thể sẽ giúp giảm
chứng ợ nóng này.
- Tuần
này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung
không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho bạn để chuẩn bị cho lúc đưa em
bé ra đời. Trừ phi bạn cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì
không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm
các cơn quặn thắt này.
b. Thay đổi về mặt tinh thần
- Giai
đoạn này, tâm trạng của bạn thay đổi liên tục. Có thể bạn sẽ chán ngấy lên với
hình dạng của mình, với việc mang thai. Hãy tìm những gì có thể làm cho bạn của
vui, và nói cho bạn đời biết bạn cảm giác như thế nào. Các chị em phụ nữ khác
cũng có thể là những nguồn hỗ trợ tinh thần to lớn. Hãy gọi điện hoặc gửi thư
điện tử cho người nào đó quan tâm đến bạn và có thể lắng nghe bạn mà không hề
phán xét. Bạn cũng có thể nói chuyện với các bà mẹ khác ở câu lạc bộ Huggies nữa.
- Nếu bạn
bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của bạn sẽ lại càng tệ. Cố gắng
đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi
ngày để cơ thể bạn biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay
ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu bạn
đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản
thân mình quá cao.
2. Sự phát triển của thai nhi
Từ tuần
thai này cho tới khi chào đời, bé sẽ lên cân rất nhanh trong khi phát triển chiều
cao lại chậm hơn. Lúc này bé “cao” khoảng 41cm và nặng hơn 1.500g. Hai lá phổi
và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện.
Bé có thể
nhắm, mở mắt và nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn
bởi nguồn sáng. Nếu chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ, đầu bé sẽ chuyển động
về phía có ánh sáng hoặc di chuyển để sờ vào vùng ánh sáng.
Một số
nhà nghiên cứu cho rằng chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ sẽ giúp thị lực
của bé phát triển nhưng dù có thế nào, thị lực của trẻ sơ sinh cũng chỉ có thể
nhìn xa 20 - 30cm. Thị lực của bé chỉ phát triển hoàn toàn sau tuổi từ 7 - 9.
Bé có thể
quay đầu từ bên này sang bên kia và cơ thể đang bắt đầu tròn hơn. Bé di chuyển
rất nhiều, vì vậy bạn sẽ bị khó ngủ bởi những cú đá và nhào lộn liên tục của
bé. Hãy thoải mái vì tất cả các chuyển động này là dấu hiệu cho thấy em bé của
bạn khỏe mạnh.
Da bé tiếp
tục gia tăng lớp mỡ bên dưới. Đây là sự chuẩn bị cho việc bé chào đời và cho bé
vẻ bề ngoài giống bé sơ sinh hơn. Làn da cũng chuyển từ đỏ sang hồng và mịn
màng hơn. Bây giờ bé đã có thân nhiệt riêng và cơ chế ổn định thân nhiệt đã vận
hành khá tốt.
Bé có thể
thè lưỡi vài lần trong ngày, đây là hành vi phổ biến của hầu hết các bé ở tầm
tuổi này khi ở trong bụng mẹ. Tương tự như vậy, bé có thể nếm được nước ối, mùi
vị thức ăn và thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể.
Khoảng 1
lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1
lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé. Bé chuyển động, đạp liên tục
để phản ứng với “căn phòng” đang ngày càng thu hẹp này.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Nên nắm
rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng bạn. Nếu có gì thay đổi,
hơn ai hết, bạn phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa
vào những cử động của con bạn. Bây giờ dạ con của bạn đang khá là chật chội,
nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước
đây. Bù lại, bạn sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe
khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của bạn.
Hãy dành
thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình
dung với bạn ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều bà mẹ nói rằng, sau khi con
đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình.
- Luyện
tập trong giai đoạn này cũng hết sức quan trọng, nhưng cần phải nhẹ nhàng bởi
khi áp lực tử cung tăng lên, mọi vận động đều khó khăn hơn. Nhiều bà mẹ cảm thấy
rất khó chịu vì em bé chèn lên bàng quang, khiến mẹ buồn đi tiểu.
- Giấc
ngủ cũng đến khó hơn khi bạn không chọn được tư thế nằm thoải mái và phải thức
dậy suốt đêm để đi tiểu. Để ngủ ngon trong 3 tháng cuối thai kỳ thật không đơn
giản. Những giấc mơ cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ, giúp bạn ngủ ngon
hơn hay đột ngột tỉnh giấc.
Sign up here with your email