Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Nước chanh có thực sự tốt cho bà bầu?

Mang thai, bên cạnh niềm vui sắp được lên chức mẹ, chị em cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Vì vậy mẹ bầu cần phải cẩn thận với các vấn đề về sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của không chỉ mẹ bầu và cả thai nhi. 


Để chị em có sức khỏe tốt nhất, các chuyên gia khuyên bà bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị thiếu vitamin khi mang bầu đặc biệt là vitamin C. Chanh là thực phẩm lý tưởng để bổ sung dưỡng chất này với rất nhiều công dụng. Vậy bà bầu uống nước chanh có thực sự tốt?

1. Chữa táo bón và khó tiêu

Táo bón và chứng khó tiêu là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Nước chanh có tác dụng kích thích hoạt động của gan, giúp kiểm soát những chuyển động trong đường ruột. Nhờ đó, sẽ ngăn chặn những rắc rối về vấn đề tiêu hóa hay xảy ra khi mang thai như táo bón, khó tiêu, ợ nóng hay đầy hơi…

2. Làm dịu các cơn đau do chuyển dạ

Đối mặt với các cơn đau chuyển dạ luôn là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của phụ nữ đã từng sinh nở. Tuy nhiên, nếu uống nước chanh pha với mật ong mỗi ngày kể từ tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ, bạn sẽ có cơ hội chuyển dạ dễ dàng và ít đau hơn.

3. Bổ sung vitamin C

Phụ nữ mang thai thường bị thiếu hụt vitamin C. Những loại trái cây họ cam, quít là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng, vừa dễ tìm lại không đắt đỏ. Hãy uống nước cam mỗi ngày để cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết, hạn chế việc bổ sung vitamin C dưới dạng thuốc.

4. Cải thiện tình trạng phù chân

Phù chân cũng là một trong những rắc rối thường gặp của các bà bầu. Đôi chân sưng phồng sẽ làm bạn di chuyển chậm chạp và nặng nề hơn do bị đau.

Để giải quyết khó khăn này, chỉ cần cho khoảng 15ml nước chanh vào 1 ly nước ấm và uống mỗi ngày 1 lần. Nước chanh sẽ cải thiện tình trạng phù chân, giúp bạn đi lại dễ dàng hơn.

5. Có lợi cho thai nhi

Trong nước chanh chứa nhiều kali, rất có lợi cho sự hình thành và phát triển xương của bào thai. Khoáng chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển não bộ và các tế bào thần kinh của em bé.

6. Chữa cao huyết áp

Kiểm soát huyết áp là một trong những vấn đề quan trọng mà các bác sĩ sản khoa luôn yêu cầu thai phụ phải lưu tâm. Huyết áp tăng cao trong suốt thai kỳ sẽ dẫn tới nguy cơ bị tiền sản giật - một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất của những phụ nữ đang mang thai - có thể gây sinh non hoặc những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.


Uống nước chanh có thể làm giảm mức huyết áp, giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Với ½ quả chanh và một cốc nước lọc, một ít đường hay mật ong để tạo vị ngọt là bạn đã có ngay ly nước chanh thơm ngon, bổ dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần uống 1 ly nước chanh mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp, huyết áp sẽ trở về mức bình thường.

7. Cung cấp chất chống ô-xy hóa

Vitamin C trong quả chanh là một chất chống ô-xy hóa rất mạnh. Chính vì vậy, nước chanh có khả năng “vệ sinh” cơ thể, đẩy các độc tố ra bên ngoài. Bên cạnh đó, uống nước chanh là cách để bạn phòng tránh bệnh cảm, cúm và những căn bệnh lây nhiễm khác có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.

8. Giảm nguy cơ thiếu máu 

Hàm lượng khoáng chất can-xi và ma-giê dồi dào trong nước chanh sẽ giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn. Nhờ đó, làm giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Những khoáng chất này còn có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh như hen suyễn, cảm lạnh, sốt…

9. Lưu ý khi bà bầu uống nước chanh

Trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế cho biết, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi khám thai định kỳ về việc bổ sung bất cứ loại trái cây, thực phẩm hay thuốc nào.

- Nếu bà bầu bị viêm loét dạ dày thì không nên uống nước chanh, nhất là khi đói
- Nên dùng quả chanh tươi, không nên dùng chanh đã bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.
- Không nên pha chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Không nên uống nước chanh vào buổi sáng hoặc khi đói.
- Không nên uống nước chanh quá chua.
- Khi mang thai, răng miệng của trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích. Axit citric từ quả chanh có thể làm tổn hại men răng.
- Nếu bị ợ nóng thì uống nước chanh sẽ làm cho triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn và trầm trọng hơn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------




Previous
Next Post »

Bản đồ