Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Bổ sung vitamin đúng cách trong thai kỳ

Bổ sung viatmin là điều kiện tiên quyết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý liều lượng khi bổ sung vitamin. Thừa hoặc thiếu vitamin cho bà bầu đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

1. Thời điểm nào trong thai kỳ nên bắt đầu bổ sung vitamin?

Nếu có thể, bạn nên bắt đầu từ điểm 3 tháng trước khi có ý định mang bầu. "Trứng ở buồng trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi rụng, vì thế nên cung cấp cho chúng dinh dưỡng tốt nhất ngay từ sớm", theo bác sỹ Robert Greene và “Các khuyết tật ống thần kinh (như tật nứt cột sống) xảy ra trong 4-6 tuần đầu của thai kỳ” theo bác sỹ Sudeep Kukreja. 


Do đó nếu bạn đang mang bầu mà chưa uống bổ sung vitamin, đừng đợi đến cuộc hẹn bác sỹ đầu tiên vì có thể bạn đã bỏ qua giai đoạn phát triển quan trọng này. Hãy bắt đầu ngay bằng việc bổ sung đủ 600 microgam axit folic.

2. Tất cả các loại thuốc vitamin dành cho bà bầu đều giống nhau?

“Mỗi loại thuốc sẽ có công thức khác nhau với thành phần dinh dưỡng khác nhau” theo lời bác sỹ Kukreja. Bác sỹ của bạn sẽ biết bạn cần bổ sung những dưỡng chất gì với liều lượng cụ thể tùy vào tình hình sức khỏe của người mẹ. Nếu mẹ bầu có tiền sử sức khỏe đặc biệt, cần tuân thủ chính xác lời khuyên của bác sỹ.

3. Những vitamin cần thiết cho mẹ bầu

- Bổ sung vitamin C

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, mẹ bầu dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C là cách đơn giản giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể 70 – 90 mg vitamin C thông qua những thực phẩm hằng ngày như rau xanh và trái cây. Mặc dù chưa tìm được bằng chứng chứng minh liều cao vitamin C trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên nạp quá 200 mg vitamin C một 
Theo một nghiên cứu tiến hành trên chuột cho thấy, bổ sung một lượng lớn vitamin C trong tháng đầu tiên của thai kỳ có thể ngăn chặn sự sản sinh hormone progestorone. Suy giảm nồng độ progesterone có thể dẫn đến tình trạng bong tróc lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sảy thai. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, liều cao vitamin C trong tam cá nguyệt thứ ba có thể gây tình trạng thiếu hụt vitamin C ở trẻ sơ sinh.

- Bổ sung vitamin E

Theo nghiên cứu năm 2009 của tạp chí Sản Phụ Khoa, 70% bà bầu có lượng tiêu thụ vitamin E cao có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ở tim. Theo đó, những mẹ bầu có một chế độ ăn giàu vitamin E sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao gấp 9 lần các trường hợp thông thường. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung tối đa từ 15- 19 mg vitamin E mỗi ngày. 

Mặt khác, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ quá ít viatmin E trong thai kỳ và nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ sơ sinh.

- Bổ sung vitamin A

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tim, gan, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương của thai nhi nhưng việc nạp quá nhiều vitamin A trong thai kỳ là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh và ngộ độc gan.

Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày là 750 – 770 micrograms RAE (2,565 IU). Đối với vitamin A dạng hoạt động, mẹ bầu nên lưu ý không nên tiêu thụ quá 10.000 IU mỗi ngày. Mẹ bầu nên tránh bổ sung gan động vật các loại trong thực đơn hằng ngày của mình vì đây là  nguồn cung cấp vitamin A ở dạng hoạt động cao nhất. 85g gan bò đã có lượng vitamin A cao hơn khuyến cáo 12 lần.

- Bổ sung canxi khi mang thai

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, với hy vọng khi sinh ra bé con sẽ cao lớn hơn, nhiều mẹ bầu lại lạm dụng quá nhiều canxi trong thai kỳ của mình. Quá 2500 mg canxi mỗi ngày, mẹ bầu có thể gặp những tác hại không mong muốn như táo bón, hạn chế hấp thụ sắt và kẽm gây thiếu máu, tăng nguy cơ bị sỏi thận… 

Thừa canxi cũng là nguyên nhân gây biến dạng xương hàm và tăng nguy cơ canxi hóa bánh nhau, làm ảnh hưởng sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. WHO khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 1300- 2000 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai kỳ.

4. Có thể tự uống vitamin cho bà bầu không?

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn miễn là chúng có chứng nhận chất lượng theo đăng ký với Bộ y tế và các tiêu chuẩn quy đinh. Tuy nhiên phó giao sư Ashlesha lưu ý rằng “Một số loại thuốc với thành phần thảo mộc có thể chứa quá nhiều các loại dưỡng chất nhất định, như vitamin A, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi”. Vì thế tốt nhất, bạn nên lấy mẫu thuốc và nhờ bác sỹ sản khoa kiểm tra tính an toàn của chúng trước khi sử dụng.


Previous
Next Post »

Bản đồ