Trong thời kỳ mang thai, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế một số loại rau gây sảy thai sau đây, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
1. Mướp đắng
Hàm lượng folate dồi dào trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ, vì nó giúp thai nhi tránh các khuyết tật về thần kinh. Ngoài ra, loại quả này còn chứa vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất độc hại. Hơn nữa, vitamin B, sắt, kẽm , kali, mângn, magiê tìm thấy trong mướp đắng hỗ trợ giữ gìn sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, nếu đây là món khoái khẩu của mẹ bầu, nó có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Vị đắng của loại quả này có thể làm dạ dày co giãn theo dạ con, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt đối với những mẹ có vấn đề về tử cung.
Thử nghiệm trên chuột thí nghiệm cho thấy: Chuột mẹ ăn nhiều mướp đắng sẽ làm chuột con khi sinh ra mắc dị tật. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mướp đắng. Vicine trong hạt quả có thể gây ngộ độc cho một số bộ phận khác trong cơ thể bạn.
2. Rau sam
Có tính mát, vì vậy khi ăn nhiều, rau sam sẽ kích thích tử cung của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai.
3. Rau ngải đắng
Rau ngải giúp hồi phục cơ bắp, lưu thông máu, giảm đau bụng, đôi khi còn là vị thuốc cho những phụ nữ hay bị sảy thai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, nếu bà bầu ăn rau ngải trong khoảng 3 tháng đầu, sẽ tăng nguy cơ ra máu bất thường, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu có ý định ăn rau ngải để an thai, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
4. Rau bồ ngọt (rau ngót)
Mẹ bầu ăn loại rau này rất dễ gặp hiện tượng co thắt cơ tử cung, dẫn đến sảy thai, tiêu chảy. Chứa papaverin, chỉ cần uống 30g nước lá tươi, nguy cơ này là rất cao. Với những mẹ bầu sức khỏe yếu, nên hạn chế ăn canh rau bồ ngọt, đặc biệt là uống nước ép lá tươi.
5. Khoai tây
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
6. Rau chùm ngây
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.
Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
7. Rau răm
Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Xem thêm các bài viết liên quan:
1: Công dụng của củ gai với phụ nữ có thai .
2: Hướng dẫn dùng củ gai đúng cách cho bà bầu
3: Bán củ gai tươi tại Hà Nội và toàn quốc
4: Giới thiệu về cây gai và củ gai.
5: Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thai
1: Công dụng của củ gai với phụ nữ có thai .
2: Hướng dẫn dùng củ gai đúng cách cho bà bầu
3: Bán củ gai tươi tại Hà Nội và toàn quốc
4: Giới thiệu về cây gai và củ gai.
5: Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thai
Sign up here with your email