Hai phần
ba trong 40 tuần thai chính thức khép lại với mang thai tuần thứ 26. Mẹ bắt đầu
thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp
chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn,
biết mút ngón tay.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
- Những
dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những
dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và
trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể
nhận biết được.
- Bạn sẽ
thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng bạn cũng không nên
làm như vậy. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu bạn còn đi làm, hãy sắp
xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi
tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.
- Vú của
bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất
lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể (các chất
trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến
vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa
ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm
hơn một chút.
b. Thay đổi về mặt tinh thần
- Cảm
giác có thai, suy nghĩ về việc có thai sẽ làm cho bạn không còn chú ý đến chuyện
gì khác ngoài đứa con sắp chào đời.
- Mọi
người có thể thấy thích thú với cái bụng to của bạn và tìm cách để chạm vào
chúng. Có những người sẽ xin phép, cá biệt hơn có những người sẽ không làm thế
mà cứ đụng bừa vào. Hãy nói rõ suy nghĩ và quan điểm của mình để tránh bực dọc
và khó chịu, bạn nhé.
- Cho đến
lúc này, tiếp tục đi làm, hay làm đến khi nào sẽ trở thành 1 vấn đề mà bạn phải
suy nghĩ. Nhiều phụ nữ chọn cách làm việc cho tới tuần thứ 34-36 rồi nghỉ,
nhưng họ vẫn ước họ có thể nghỉ sớm hơn một chút. Bạn nên hỏi bộ phận Quản Lý
Nhân Sự của công ty bạn để xem thử họ sẽ cho bạn những sự lựa chọn như thế nào
trong việc nghỉ sớm. Phải cân nhắc giữa vấn đề tài chính cũng như các thay đổi
về tâm lý cũng như hình thể của bạn khi xin được nghỉ sớm hay tiếp tục làm việc.
2. Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi
tuần 26 có chiều dài tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 - 23 cm, cân nặng khoảng
900 - 910g.
Thời điểm
này, em bé đã có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa
số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và mẹ cần phải chú ý quản lý
chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.
Từ tuần
này, sự phát triển của thai nhi chủ yếu tập trung vào cân nặng, các phát triển
về chức năng khác trong cơ thể thường chậm dần đi và không có đột biến quá nhiều.
Vùng tai, dây thần kinh đã phát triển và thai nhi bắt đầu phản ứng với những âm
thanh nghe được từ bên ngoài.
Phản ứng
nuốt dịch ối của thai nhi tuần 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt
nhiều và do đó, những lần bị nấc cụt cũng xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan của
bé trong giai đoạn này đã phát triển rất nhanh, cơ quan xúc giác phát triển và
nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng, vì thị lực lúc này
đã phát triển đặc biệt bé đã có thể đóng mở mắt.
Dù ở
trong bụng mẹ chưa có không khí để thở nhưng thai nhi tuần 26 đã biết học cách
thở. Thân mình dù vẫn chưa to lên nhiều nhưng so với kích thước của đầu đã dần
cân xứng hơn. Nét mặt của em bé lúc này đã gần giống với lúc bé chào đời.
Thai nhi
sẽ tiếp tục phát triển, tuy tốc độ có hơi chậm hơn so với trước. Các phế nang
phát triển nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn. Sóng thần kinh não bộ lúc này hoạt
động giống như sóng thần kinh não bộ của một em bé đủ tháng. Nguồn gốc của nó
xuất phát từ vỏ não và cũng là phần phát triển nhất của não bộ.
Các mô
hình ngủ và thức của thai nhi cũng bắt đầu được hình thành dù vẫn chưa thực sự
rõ nét. Em bé sẽ ngủ trong khoảng 15 – 20 phút/ lần, thường xuyên thức và đạp bụng
mẹ.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Nếu bạn
cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở
một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên
để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.
- Cẩn thận
với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều
khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về
relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp
10 lần so với khi bạn bình thường.
- Xoa dịu
cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản
khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của
bạn để chống chịu với những cơn đau.
- Bạn cần
bổ sung nhiều vitamin C hơn? Ngoài nước cam, bạn cũng có thể lựa chọn trái cây
tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt cho bạn vì
chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.
Sign up here with your email