Ở tuần
thai thứ 25 này, em bé của bạn thực sự đang cố gắng “cơi nới” cái bọc tù túng của
mình, và dạ con của bạn mỗi ngày lại cần phải giãn ra một chút để chứa vừa bé.
Cơ thể mẹ mệt mỏi hơn và di chuyển cũng nặng nề, hãy chú ý một số triệu chứng
của tiền sản giật để gọi cho bác sĩ kịp thời.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
- Khi bụng
bạn lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở
ra bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này
bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào.
Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc
cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp
gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho
phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.
- Bạn có
thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có
thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm
cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng
nước quá nóng hoặc quá lạnh, và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ
nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên, và đừng làm gì để da
bạn bị nóng lên.
- Có thể
bạn sẽ bị mất ngủ ở tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi
lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Có thể bạn thường phải đi
vào nhà vệ sinh vài lần một đêm, và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong
đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ như
thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi
tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường
sạch sẽ thơm tho, không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người, hay một
chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.
- Khi bạn
đang bị mất ngủ về đêm, thì hãy cố gắng chống cự với cơn thèm ngủ ban chiều.
Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và tận dụng sự mệt mỏi của cơ thể lúc này. Cố gắng
đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước lúc ngủ. Bạn cần gạt hết mọi yếu tố
gây kích thích từ môi trường chứ không phải là tạo thêm điều kiện để chúng tác
động đến giấc ngủ của bạn.
- Có thể
bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến
cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật
lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này, và có thể bạn cần nẹp tay nếu
chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu,
hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch
dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.
b. Thay đổi về mặt tinh thần
- Thời
gian này có thể bạn sẽ khá dễ bị kích động. Nếu vẫn đang đi làm và chưa gửi đơn
xin nghỉ sinh, thì bạn nên gửi bây giờ. Nhớ tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi của
mình, lên kế hoạch quay trở lại làm việc, và cũng nên hiểu rõ về kế hoạch sắp xếp
công việc của cơ quan và sếp bạn nữa. Vạch rõ một ngày cụ thể để hoàn thành
công việc sẽ giúp ích cho bạn nếu có lúc nào đó bạn trở nên rối trí.
- Bạn
cũng nên bắt đầu nghĩ về những thay đổi giữa mối quan hệ của bạn với bạn đời một
khi hai người có em bé. Khi bộ đôi trở thành bộ ba, sẽ luôn có sự xáo trộn và định
hình lại vai trò của mỗi người. Nếu bạn đã có con, việc tái định hình này sẽ
càng trở nên phức tạp hơn. Đúng là, sẽ có những thay đổi trong mối quan hệ của
hai người, nhưng những thay đổi đó là cần thiết. Làm bố làm mẹ thực sự là những
trọng trách; vì vậy, để có thể là những ông bố bà mẹ tốt cho con mình, các bạn
phải biết học cách thay đổi.
2. Sự phát triển của thai nhi
- Lúc
này bé dài 13 cm và nặng khoảng từ 700 đến 850 gram
- Bạn có
thể nhận thấy rằng em bé có những thời gian nghỉ ngơi. Bạn sẽ nhận thấy hoạt động
của thai nhi dễ dàng hơn khi bạn ít vận động hơn.Thính giác của bé tiếp tục
phát triển. Điều tuyệt vời là bây giờ em bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn
rồi đấy!
- Những
chất béo dưới da ngày càng được cung cấp và dày lên khiến làn da của em bé bớt
nếp nhăn so với trước. Nếu em bé có một mái tóc thì màu sắc và kết cấu có thể
được nhìn thấy tại thời điểm này. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi sau khi em bé
được sinh ra.
- Bạn
nghe tất cả các phương pháp để biết mình đang có một cậu bé hoặc một cô bé. Nếu
nhịp tim của em bé đập nhanh, bạn đang có một cô bé. Nếu nhịp tim chậm, đó là một
cậu bé. Tuy nhiên, chỉ có hai cách khoa học để xác định giới tính. Điều này có
thể được xác định bằng siêu âm hoặc chọc ối. Thậm chí nếu bạn đã có một siêu âm
sau 20 tuần, đó không phải là chính xác 100% trong việc dự đoán giới tính của
em bé. Kết quả siêu âm từ kỹ thuật viên, y tá và bác sĩ có thể sai. Chọc ối
giúp bác sĩ có thể nhìn vào gen di truyền, cho nên giới tính được xác định theo
cách này. Thông thường chọc, ối không phải là một cách an toàn, nó chứa rất nhiều
nguy hiểm cho thai phụ và đứa bé, trừ khi có một biến chứng trong thời kỳ mang
thai.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Hãy đi
xem trước bệnh viện hay nhà hộ sinh nơi bạn dự định sinh em bé. Nếu bạn chưa đặt
phòng, hãy tìm hiểu các lựa chọn khác nhau. Một số bệnh viện tư yêu cầu đặt cọc
trước khi họ tiến hành thủ tục.
- Trong
tuần thai thứ 25, mẹ vẫn cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Bạn có thể tìm thấy sắt
và các chất khoáng cần thiết trong các loại thực phẩm giàu protein, có màu đỏ
tươi như thịt lợn, thịt bò, rau dền...
- Ở tuần
này, bạn hãy tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu và cũng có thể làm thêm một
xét nghiệm nữa để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không, từ đó có chế độ bổ
sung sắt phù hợp. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kì dấu hiệu bất thường
nào đặc biệt là các dấu hiệu co thắt tử cung.
Sign up here with your email