Từ tuần
thai thứ 37, em bé của mẹ có thể chào đời bất cứ lúc nào bởi bé đã được coi là
đủ ngày đủ tháng. Thai nhi 37 tuần tuổi đã tròn trĩnh lên (khoảng 3kg), đã biết
nắm tay thật chặt.
1. Những thay đổi của mẹ bầu
a. Những thay đổi về mặt thể chất
- Cũng
giống như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kì, bạn có thể nhận thấy
mình rậm lông hơn. Bạn có thể bị mọc lông trên mặt, trên lưng và thậm chí ở đầu
vú. Nhổ những cái lông này đi không gây ảnh hưởng gì cả. Nhiều bà bầu vẫn duy
trì lịch tẩy lông (waxing) bình thường của mình. Thông thường trước khi sinh bà
bầu thường yêu cầu được tẩy lông mu. Việc này không hề ảnh hưởng đến em bé, nếu
có thì cũng chỉ là làm bạn đau mà thôi.
- Bạn có
thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng
nước lớn tuần hòan trong cơ thể bạn dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi.
Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt
không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ. Luôn mang
theo khăn giấy và nước nhỏ mắt nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này.
- Từ giờ
trở đi bạn có thể không tăng cân nữa, nhưng em bé thì có. Bé vẫn được bao bọc bởi
lớp mỡ dưới da cho đến khi được sinh ra. Não của trẻ sơ sinh chưa có cơ chế thích
ứng với nhiệt độ hoàn chỉnh nên chúng cần có bộ đệm để cách nhiệt với các bộ phận
quan trọng khác của cơ thể.
b. Thay đổi về mặt tinh thần
- Bạn sẽ
cảm thấy gần như sẵn sàng trong tuần này, như kiểu bạn đang trong tư thế chờ đợi
mà chỉ cần đợi tín hiệu để tiến lên. Bạn sẽ không muốn đi quá xa khỏi nhà và
cũng không muốn đi khỏi nhà trong thời gian quá lâu. Bạn có thể bàn bạc với chồng
về các kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ rằng
bạn có thể bỏ quên điều gì đó.
Nếu bạn
không còn nhiều thứ để chuẩn bị cho em bé , thì hãy nhìn lại những bức ảnh hồi
nhỏ của bạn với chồng và chọn ra những nét bạn muốn con mình có. Với những phụ
nữ đã có con rồi thì hãy nhìn những bức ảnh hồi bé của con bạn và mường tượng
ra đứa bé sắp sinh lần này.
Hãy nhạy
cảm với những tín hiệu cơ thể báo hiệu sự đau đẻ có thể bắt đầu. Xác định chính
xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng
bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.
2. Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi
37 tuần tuổi vẫn lên cân, khoảng 28g mỗi ngày. Tất cả các bé đều khác nhau về
cân nặng nhưng trung bình, cân nặng ở tuần 37 là khoảng 2,86 - 2,95kg nhưng bé
vẫn chưa ngừng tăng trưởng, chiều dài toàn thân khoảng 47 cm (từ đầu đến mông
khoảng 35 cm).
Lúc này,
bé vẫn tiếp tục tích tụ mỡ dưới da và mỗi ngày sẽ tăng được khoảng 15 gram. Chiều
dài của bé khoảng 48 cm.
Nếu là
con trai sẽ có xu hướng tăng cân nhanh hơn. Bé đang bận rộn tập thở. Bây giờ bé
đã phản ứng với ánh sáng và thậm chí còn hướng về phía có ánh sáng. Bé đã có thể
nắm tay rất chặt. Bạn đừng ngạc nhiên nếu màu tóc của bé lúc chào đời trông
không hề giống màu tóc hai vợ chồng bạn. Cũng có thể bố mẹ bé tóc thẳng nhưng
bé lại có mái tóc loăn xoăn.
Vào tuần
thai này, em bé đang ở một vị trí mà thông thường sẽ là vị trí cuối cùng cho đến
lúc bé ra đời. Những trẻ sinh trước 37 tuần là sinh non hoặc sinh sớm và những
người sinh sau 42 tuần là sinh muộn.
Thai nhi
đủ 37 tuần là con bạn đã được đủ tháng. Điều đó có nghĩa là cho dù còn cách
ngày dự sinh của bạn đến 3 tuần nhưng bé hoàn toàn có thể thích nghi với môi
trường sống bên ngoài nếu phải rời bụng mẹ lúc này.
3. Lời khuyên cho tuần này
- Mẹ nên
hoàn thành khóa học sinh con và tiếp tục chuẩn bị những thứ khác khi bé chào đời.
- Bạn phải
đảm bảo rằng hành lý được chuẩn bị sẵn.
- Từ tuần
37 trở đi, bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ mỗi
tuần một lần và chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý.
- Bắt đầu
đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để bạn chuyển
từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn sẽ không có
nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có
thể về những tuần đầu tiên của con.
Sign up here with your email