Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Nhau tiền đạo và những điều mẹ bầu cần biết

Những điều cần biết về nhau tiền đạo


Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trong bệnh lý nhau tiền đạo, hoàn toàn đúng theo nghĩa đen là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, hay nói khác hơn là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé. Nhau tiền đạo xảy ra trên thực tế với tỉ lệ một trên khoảng 200 ca mang thai.

Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo không gây đau đớn, phổ biến nhất là vào khoảng tuần 30 của thai kỳ, đôi khi có thể sớm hơn. Nhau tiền đạo thường được chẩn đoán qua các lần siêu âm, có khi ngay cả trước khi người mẹ có bất kỳ triệu chứng nào.

Mặc dù thông thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ, nhau thai có thể bám khá thấp trong tử cung, nhưng khi thai kỳ tiến triển và tử cung mở rộng lên thì nhau thai cũng có xu hướng di chuyển lên trên. Nói chung, ngay cả khi người mẹ đã được chẩn đoán là có nhau tiền đạo, thường thì cũng không có vấn đề xảy ra cho đến ba tháng cuối của thai kỳ.



Phần dưới của tử cung mỏng ra và kéo dãn để chứa em bé đang phát triển. Nhưng khi điều này diễn ra thì nó có thể xén mất đi một phần của nhau thai. Đây là lý do vì sao đôi khi có thể khó xác định người mẹ có nhau tiền đạo hoặc nhau thai thực sự đã bị bong ra khỏi thành tử cung.

Nguyên nhân bị nhau tiền đạo


Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta thấy thường gặp nhau tiền đạo ở những người:
- Sinh nhiều lần.
- Nạo thai, sảy thai nhiều lần
- Viêm nhiễm tử cung trước đó.
- Có nhau tiền đạo lần mang thai trước.
- Tuy nhiên, ở những người có thai lần đầu vẫn có thể bị nhau tiền đạo.

Bị nhau thai tiền đạo nên làm gì?


An toàn nhất là thai phụ nên nhập viện để được theo dõi và điều trị. Hơn nữa thai phụ cũng cần hạn chế vận động và các chấn động dù nặng hay nhẹ ở vùng bụng để tránh kích thích vùng tử cung, gây ra chảy máu. Ngoài ra, tâm lý thai phụ cũng cần được ổn định nhằm tránh những rối loạn xấu có thể xảy ra.

Tùy theo tình trạng bệnh của mẹ như lượng huyết hay độ phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định nên mổ lấy thai nhi ra ngoài hay dưỡng thai thêm. Với các trường hợp không tiến hành phẫu thuật, mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường bệnh và bồi dưỡng cơ thể đầy đủ chất,

Nếu thai nhi vẫn còn ít tháng và huyết âm đạo chưa xuất ra, mẹ bầu cần phải được nghỉ ngơi, tránh vận động, không làm việc nặng nhọc và kiêng quan hệ tình dục.


Những trường hợp phải mổ lấy thai khi nhau tiền đạo


Những trường hợp bị nhau tiền đạo sau nhất thiết phải tiến hành phẫu thuật:

- Nhau tiền đạo ra huyết nhiều, gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ. Các biểu hiện như choáng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo thành máu cục, băng huyết, nếu mất nhiều cần phải truyền máu và có thể can thiệp phẫu thuật khi cần thiết. Lúc này, sẽ bất kể tuổi thai, bác sĩ vẫn mổ lấy thai.

- Thai nhi đã đủ trưởng thành và nhau tiền đạo nằm ở vị trí trung tâm. Thường là vào khoảng 37 tuần tuổi và thai nhi khi ra ngoài vẫn có thể sống được.

- Trường hợp nguy hiểm nhất cần can thiệp là khi nhau tiền đạo bám ở trung tâm.

Với những vị trí nhau tiền đạo khác mà không cản trở lối ra của thai nhi như nhau chỉ bám ở vị trí thấp hoặc nếu bánh nhau không che hoàn toàn cổ tử cung thì sản phụ có thể nghỉ tại giường để theo dõi, ít vận động và không quan hệ tình dục.
Previous
Next Post »

Bản đồ