Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì?


Bị trĩ khi mang thai là một trong những bệnh mà hầu hết các mẹ bầu mắc phải trong quá trình mang thai tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Mẹ bầu cần lưu ý hết sức khi gặp những triệu chứng như: táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát ..nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ  là những triệu chứng của bệnh trĩ. Có một điều đặc biệt là hầu hết phụ nữ đều không mắc bệnh trĩ cho đến khi họ mang thai em bé lần đầu tiên.


Cơ thể của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều khi bị trĩ


1. Vì sao mang thai lại dễ bị trĩ?

Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian dần trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.


Trĩ là một trong những triệu chứng thường thấy ở bà bầu

Một yếu tố khác là sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Để có thể cung cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn  40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi
Nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh trĩ , nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn.

2.Bệnh trĩ có nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi?

Bà bầu  nên sinh mổ hay sinh thường sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn đầu. Đối với những trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn đầu thì có thể đẻ thường, nhưng đẻ thường có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ đẻ, vì khi sinh thường, búi trĩ chắc chắn sẽ lòi ra ngoài dài hơn hoặc vùng bị trĩ sẽ tổn thương nặng hơn. Do đó, mẹ bầu bị bệnh trĩ sau khi sinh thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.
Đối với những bà bầu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, có các triệu chứng như búi trĩ sa ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu búi trĩ, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên sinh mổ. Các bác sĩ khuyến cáo thì bà bầu khi bị trĩ nặng thì không nên sinh thường, vì khi sinh phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, điều này sẽ làm cho búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh ngày càng nặng thêm và rất nguy hiểm cho thai phụ.


Trĩ cấp đọ 3 rất nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ

3. Bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào khi bị trĩ?

Uống nhiều nước - ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
Ăn đồ ăn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây không có tính nóng, rau , cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám...có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn
Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ  hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
Không nên ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.
 .



xem thêm bài viết:
Bị trĩ khi mang thai
Bị trĩ khi mang thai nen sinh thường hay sinh mổ
Bị trĩ khi mang thai điều trị như thế nào





Previous
Next Post »

Bản đồ