Tư vấn sử dụng củ gai an thai

MANG THAI TUẦN THỨ 24

Mang thai tuần thứ 24 đánh dấu chỉ còn 2 tuần nữa sẽ kết thúc tam cá nguyệt thứ hai trong 40 tuần thai. Tuần thứ 24 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé bắt đầu tích mỡ và dần căng da, bé cũng mọc tóc nhiều hơn.


1. Những thay đổi của mẹ bầu

a. Những thay đổi về mặt thể chất

- Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.
- Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
- Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.
- Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.
- Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại.

b. Thay đổi về mặt tinh thần

- Đến lúc này, có lẽ bạn đã có một cảm giác rõ ràng rằng mình thích hay ghét mang thai. Đa phần phụ nữ sẽ dao động giữa hai trạng thái tình cảm này, đến ngày dự sinh thì thường là họ cảm thấy như không chịu thêm được nữa. Cách mà bạn nhìn nhận quá trình mang thai của mình sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận thời gian còn lại kéo dài đến thế nào.
- Nếu bạn đã từng có con, bạn sẽ dễ có cảm giác như thể mình phản bội đứa lớn của mình. Có thêm một đứa con sẽ làm xáo trộn không khí và nề nếp đã được định hình trong gia đình bạn. Nếu bạn đã có con, hãy cố gắng tính trước việc trông con hay nhờ ai đó trông hộ mấy đứa trẻ khi bạn đi sinh. Có kế hoạch từ sớm sẽ giúp bạn bớt lo lắng cho mấy đứa lớn của mình, và giúp bạn chỉ tập trung vào việc sinh em bé. Hãy lên cả phương án dự phòng nữa, phòng khi phương án tối ưu không thể thực hiện được.

2. Sự phát triển của thai nhi

- Em bé của bạn vẫn nhận được oxy qua nhau thai. Nhưng khi được sinh ra, phổi của bé sẽ bắt đầu sử dụng oxy cho riêng mình. Surfactant là một chất giữ cho túi khí trong phổi gắn bó với nhau khi chúng ta thở ra và hít thở đúng cách.
- Trí não của bé đang phát triển nhanh chóng tại thời điểm này. Vị giác cũng đang phát triển và trở nên phức tạp hơn.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 24:
Ngày thứ 162: Tuy không có ánh sáng trong tử cung nhưng siêu âm 3D được thiết kế để sản xuất cho tác dụng tương tự như khi bạn chiếu một đèn pin vào trong tử cung. Bây giờ em bé có thể nắm tay thành nắm đấm.
Ngày thứ 163: Bạn có thể nhận thức được cử động của em bé: số lượng các đợt di chuyển và bản chất của chúng sẽ thay đổi vào ban ngày và ban đêm.
Ngày thứ 164: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh với một tần số rất cao để kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Ngày thứ 165: Các khớp và xương của bàn tay vẫn còn rất mềm, mặc dù bộ xương sụn hiện nay dần dần được thay thế dần dần bằng xương. Hình ảnh này cho thấy có rất nhiều các mao mạch cung cấp máu cho bàn tay và xuống đến các ngón tay.
Ngày thứ 166: Trong hình ảnh siêu âm 2D màu, em bé được nằm ngửa mặt lên trên. Ở đây, chỉ có một phần trên của em bé có thể được nhìn thấy.
Ngày thứ 167: Em bé bây giờ làm động tác hít thở sâu thường xuyên. Những lần thở rất quan trọng cho sự phát triển và mở rộng phổi của bé.
Ngày thứ 168: Khi thai càng ngày càng phát triển, bộ xương của bé bắt đầu cứng lại, phản ánh nhiều hơn của chùm tia siêu âm.

3. Lời khuyên cho tuần này

- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.
- Từ tuần thai này, mẹ cần quan tâm đến chuyển động của thai nhi trong bụng để xem bé có bình thường hay không. Cách theo dõi chuyển động của bé là nằm yên tĩnh, thư giãn và đếm những chuyển động của con, cứ khoảng 10 chuyển động trong 2 giờ đồng hồ là được.
- Bụng bầu lớn dần cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ gặp khó khăn khi ngủ đêm. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ hãy chăm chỉ đi bộ buổi tối, ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ, mua gối ôm hỗ trợ và không uống nước 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.


Previous
Next Post »

Bản đồ