Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Mang thai tháng thứ 9


Trong tháng này, áp lực của tử cung đối với cơ quan nội tạng càng lớn. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất của thai phụ, nên bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh con. Hãy cố gắng một chút, thắng lợi đang ở trước mắt bạn.

Mang thai tháng thứ 9

I/ SỰ THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ.

1. Sự thay đổi về sinh lý

- Bụng càng to hơn, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 – 32cm.
- Do tử cung to ra và phình lên trên nên gây sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim. Các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu hoá kém, khó thở… có thể sẽ càng nặng hơn; có thể có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc. Sau khi hoạt động, những chiệu trứng này ngày càng nặng hơn. Do tử cung đè ép bàng quang, nên thai phụ sẽ buồn tiểu nhiều hơn.
- Chứng phù chân càng nghiêm trọng hơn, tay và mặt cũng có thể bị phù, tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu. Một số thai phụ còn có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…
- Cơ thể càng lúc càng chậm chạp , dễ mệt mỏi. Độ nhạy cảm của tử cung tăng làm cho thai phụ luôn cảm thấy bụng căng chướng.

2. Hiện trạng của bạn

- Bản năng ''lót ổ'' của bạn sẽ trỗi dậy và bạn có cảm giác mình bị thôi thúc phải quét tước, dọn dẹp nhà cửa.
- Nếu là con so, khi đầu bé đã lọt thì bạn sẽ bớt các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu và khó thở.
- Bàng quang đang bị đè ép nên bạn mắc tiểu thường hơn trước.
- Bạn dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi.
- Các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn.

3. Cách xử trí

- Khó chịu vì bé chòi đạp: Cảm giác được bé chòi đạp sẽ đem đến cho bạn sự yên tâm và sung sướng, nhưng nếu bé cứ đạp mãi một chổ làm bạn khó chịu thì hãy thay đổi tư thế thường xuyên để đáp ứng lại những đợt chòi đạp của bé.
- Mệt mỏi: Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Bạn đừng nên làm việc gì quá sức vào lúc này.
- Hội chứng ống cổ tay: Gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay do sưng các mô ở cổ tay, do thai gây chèn ép lên dây thần kinh. Hội chứng này sẽ khỏi sau khi sinh. Hãy đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng này.

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

1. Tuần thai thứ 33

- Ở tuần thai thứ 33, bé đã nặng khoảng 2,15kg, to gần bằng một quả dưa đỏ và dài gần 46cm. Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.
- Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Nếu bạn từng lo lắng về chuyện sinh non thì nay có thể hạnh phúc và thở phào vì những em bé sinh ra trong khoảng từ 34-37 tuần, nếu không có vấn đề sức khỏe nào khác, đều khỏe mạnh. Các bé có thể cần nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp vài vấn đề sức khỏe ngắn hạn, nhưng về lâu dài các bé cũng có thể phát triển hệt như các bé sinh đủ tháng.

2. Tuần thai thứ 34

- Vào tuần thứ 34 trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả dưa bở.
- Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn gì nữa trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.
Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

3. Tuần thai thứ 35

Ở tuần thứ 35 của quá trình phát triển thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dưa gang tây. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
- Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn).
Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện“xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.

4. Tuần thai thứ 36

- Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu bạn chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
- Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian. Vậy nên nếu bạn đã có kế hoạch sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ không để bạn sinh trước 38 tuần trừ khi có lý do để can thiệp y tế sớm.
Thai 36 tuần tuổi cân nặng khoảng 2,8kg và dài hơn 48cm một chút. Nhiều bé khi sinh ra tóc đã dày, lọn tóc dài từ 1,5 đến 4cm. Đừng ngạc nhiên nếu tóc nhạt hơn màu tóc bạn. Và tất nhiên, cũng có những bé chỉ có lơ thơ vài sợi tóc tơ.

III/ CHĂM SÓC MẸ BẦU THÁNG THỨ 9

1. Chế độ dinh dưỡng

- Cho đến 3 tháng sau khi sinh, sức khỏe của bé vẫn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch tiếp nhận từ người mẹ trước khi sinh và các chất miễn dịch có chứa trong sữa mẹ sau khi sinh, hơn nữa vitamin lại có liên quan mật thiết đến chức năng miễn dịch và chất miễn dịch.
- Vì vậy, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ nên chú trọng hấp thu vitamin. Vitamin cần hấp thu chủ yếu gồm: vitamin C (rau, trái cây), vitamin B11 (cam, táo, rau lá xanh), vitamin E (bắp, rau lá xanh, bông cải, các loại ngũ cốc, hạch đào, cà chua,...), vitamin B12 (gan, cá, trứng),...
- Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…
- Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.
- Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.
- Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.
- Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.
- Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9, mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.

2. Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập

- Nghỉ ngơi:
Giờ có thể là lúc bạn khó thoải mái để ngủ ngon vào ban đêm. Trong khi ngủ, bạn có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày. Chú ý tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy những chuyển động giảm đi. Dù đang ở trong môi trường chật chội hơn, bé vẫn nên hoạt động như trước.
Điều cần thiết trong tuần thai này là bạn hãy ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn ổn định để sẵn sàng chào đón bé yêu.
- Luyện tập:
Đừng quên tập các bài tập giảm đau và thư giãn bạn học được ở các lớp tiền sản. Bạn càng quen với những bài tập này bao nhiêu, việc lâm bồn sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.
Dù bạn cảm thấy thân thể vô cùng nặng nề, bụng sa xuống cũng phải nhớ giữ thói quen tập thể dục nhẹ nhàng nhé.

3. Những điều cần tránh

- Đây là thời kì âm đạo có viêm nhiễm cao. Trong thời gian này, thai phụ không nên ăn nhiều đồ ngọt, lượng đường trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
- Không nên sợ việc sinh đẻ, vì đó là chuyện mà hầu hết phụ nữ đều phải trải qua. Hơn nữa, trong điều kiện y học ngày nay, tuyệt đại đa số quá trình sinh đẻ của phụ nữ điều diễn ra thuận lợi, vì vậy, phải tự tin vào chính mình, không có gì đáng sợ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Previous
Next Post »

Bản đồ